Phát hiện sinh vật kỳ lạ "sống thọ" tới 50.000 năm tuổi trong hang băng
Bên trong hang băng tại Mexico đã tìm ra dấu tích của sự sống có thể đã tồn tại từ 50.000 năm trước.
Mới đây, tại một hang động cổ ở Naica, Mexico, các nhà khoa học đã phát hiện ra một loại vi sinh vật lạ vẫn còn dấu hiệu sự sống ký sinh trên các khoáng chất như sắt, mangan.
Hang băng Naica, nơi phát hiện ra vi sinh vật sống lâu nhất trên Trái đất.
Penelope Boston, người đứng đầu Viện sinh học vũ trụ của NASA, đã mô tả đây là loài sinh vật sống rất thọ. Bởi lẽ, những tảng băng nơi tìm thấy vi sinh vật được cho là đã tồn tại 50.000 năm.
Nếu nghiên cứu của Boston là đúng thì đây cũng có thể coi là loài vi sinh vật có thể tồn tại trong điều kiện khắc nghiệt nhất Trái Đất. Kết quả trên được Boston nghiên cứu trong 9 năm. Tuy nhiên, hiện nữ tiến sĩ vẫn đang tiếp tục tìm cách hồi sinh vi sinh vật này trong phòng thí nghiệm để có kết quả chính xác nhất.
Theo tiến sĩ Boston, vi sinh vật này có khoảng 40 chủng khác nhau, bao gồm cả vi khuẩn và virus. Chúng có bộ gen cực kỳ khác biệt, ngay cả sinh vật hiện đại được cho là có họ hàng nhất cũng vẫn khác 10% về các yếu tố di truyền. Điều đó tương đương giống như con người và nấm là họ hàng xa vậy.
Loài sinh vật này thường sống trong những lớp băng.
Nghiên cứu ban đầu cho thấy vi sinh vật này có thể đã sống hơn 50.000 năm.
Hang động Naica tại Mexico vốn là một mỏ chì và kẽm bị rơi, sâu khoảng 800m. Trước khi có hoạt động khai thác, hang động này hoàn toàn tách biệt với bên ngoài. Sau khi bỏ hoang, nơi này xuất hiện nhiều tinh thể băng chặn khắp nơi, cùng với đó là nhiệt độ luôn ở mức cao khoảng 38 độ C khiến việc nghiên cứu vô cùng vất vả.
Tuy nhiên, đây chưa hẳn là sinh vật sống lâu nhất trên thế giới. Vài năm trước, một nhóm nhà khoa học từng công bố thông tin về một vi khuẩn vẫn sống sau nửa triệu năm trong băng và muối.
Hiện các nhà khoa học đang tìm cách hồi sinh loài vi sinh vật đặc biệt này.
(Nguồn: Daily Mail)