Ông bố đưa con đi du lịch từ nhỏ: 12 tuổi phượt Myanmar, nói tiếng Anh hơn sinh viên đại học và bí quyết gia đình chung nhịp thở

Thanh Hương,
Chia sẻ

"Thông qua các chuyến đi, mình muốn cho con trải nghiệm thật nhiều. Từ đó có tinh thần học hỏi, tự giác, chững chạc và trưởng thành hơn", anh Phạm Trung Tiến chia sẻ.

Trẻ nhỏ chính là món quà quý giá nhất trên đời. Chính vì vậy cha mẹ luôn yêu thương và muốn bao bọc trẻ nhiều nhất có thể. Tuy nhiên sự bao bọc quá mức của chúng ta đôi khi lại khiến trẻ đánh mất tính tự lập vốn có.

Với ông bố Phạm Trung Tiến (Hà Nội) lại khác. Anh nuôi dạy hai con: một trai (8 tuổi), một gái (14 tuổi) với cách tự nhiên, bản năng nhất có thể. Các con của anh ngay từ nhỏ đã được bố dạy tự lập, được tham gia các chuyến du lịch bụi, hòa mình vào thiên nhiên. Và rồi tụi nhóc chững chạc, độc lập và hiểu biết hơn nhiều so với những đứa trẻ cùng trang lứa.

Nói về cách dạy con của mình, anh Tiến bật cười chia sẻ: "Mình dạy chúng theo cách đầy hoang dã"...

"Mình không đồng hành mà thở cùng một nhịp với con"

Nếu tham gia các cộng đồng phượt, đi du lịch bụi ở Hà Nội thì có lẽ bạn đã một lần nghe đến cái tên Phạm Trung Tiến. Bởi anh từng tổ chức khá nhiều chuyến đi cho cộng đồng. Niềm đam mê xê dịch, sống trải nghiệm được anh Tiến vận dụng vào cách nuôi dạy con.

Chẳng cần sách vở, lý thuyết, anh dạy con những kỹ năng từ nhỏ nhặt đến lớn thông qua các hoạt động hàng ngày, các chuyến đi đây đó. Mới 7 tuổi, con gái anh đã bơi lội tung tăng ở sông Hồng, đạp xe 20km, thậm chí là đi xe máy, rồi tự học bóng bàn, cầu lông, tiếng Anh,...

Năm 9 tuổi, anh đưa con đi cùng trong các chuyến đi du lịch bụi để trải nghiệm, rèn luyện kỹ năng sinh tồn. Năm 12 tuổi, hai bố con "đi bụi" dọc đất nước Myanmar trong 11 ngày, với vỏn vẹn 17 triệu đồng dắt túi. Trải qua cung đường 1.500km, với cái nắng trên 40 độ C, hai bố con học hỏi thêm được bao điều hay ho về bản sắc các vùng miền. Con gái anh có những trải nghiệm mà không một tour du lịch nào có thể mang lại.

Ông bố đưa con "đi bụi" từ nhỏ: 7 tuổi con biết đi xe máy, 12 tuổi phượt Myanmar, bắn tiếng Anh tằng tằng và bí quyết gia đình chung nhịp thở - Ảnh 2.

Hai bố con trong chuyến du lịch bụi Myanmar.

Ông bố đưa con "đi bụi" từ nhỏ: 7 tuổi con biết đi xe máy, 12 tuổi phượt Myanmar, bắn tiếng Anh tằng tằng và bí quyết gia đình chung nhịp thở - Ảnh 3.

Con anh Tiến được trải nghiệm nhiều điều ở nước ngoài.

Ông bố đưa con "đi bụi" từ nhỏ: 7 tuổi con biết đi xe máy, 12 tuổi phượt Myanmar, bắn tiếng Anh tằng tằng và bí quyết gia đình chung nhịp thở - Ảnh 4.

Ông bố đưa con "đi bụi" từ nhỏ: 7 tuổi con biết đi xe máy, 12 tuổi phượt Myanmar, bắn tiếng Anh tằng tằng và bí quyết gia đình chung nhịp thở - Ảnh 5.

Chuyến đi Thái Lan của bố con anh Tiến.

Cô bé được ngắm những thắng cảnh bên đường, dừng chân ăn bữa cơm truyền thống với người bản địa, học cách vượt qua sự khắc nghiệt của thời tiết, hay nếm thử những loại hoa quả lạ. Và quan trọng nhất, ở con gái anh bừng lên tinh thần học hỏi, khám phá các chân trời mới. Điều mà nếu chỉ nhìn tranh ảnh, xem TV không thì sẽ chẳng thể nào khơi gợi cảm xúc mãnh liệt trong trẻ.

Và đó không phải chuyến đi bụi xa quê duy nhất. Hai bố con từng đến cả Malaysia, Singapore, Thái Lan,... Mỗi chuyến đi lại mang đến những trải nghiệm tuyệt vời không gì sánh nổi. Sau này, con trai anh cũng tham gia các chuyến du lịch bụi cùng bố. Cậu bé được về các miền quê, đạp xe thong dong khắp các con đường, hay đôi khi lại ngồi trầm ngâm ngắm cảnh sông nước như một "ông cụ non". 

Ông bố đưa con "đi bụi" từ nhỏ: 7 tuổi con biết đi xe máy, 12 tuổi phượt Myanmar, bắn tiếng Anh tằng tằng và bí quyết gia đình chung nhịp thở - Ảnh 6.

Ông bố đưa con "đi bụi" từ nhỏ: 7 tuổi con biết đi xe máy, 12 tuổi phượt Myanmar, bắn tiếng Anh tằng tằng và bí quyết gia đình chung nhịp thở - Ảnh 7.

Con trai anh Tiến cũng tham gia các chuyến du lịch với bố.

Ông bố đưa con "đi bụi" từ nhỏ: 7 tuổi con biết đi xe máy, 12 tuổi phượt Myanmar, bắn tiếng Anh tằng tằng và bí quyết gia đình chung nhịp thở - Ảnh 8.

"Mình không dạy con theo kiểu sách vở mà dạy từ đời sống hàng ngày. Như việc dạy con phải bước qua vũng nước thế nào, kia là đường ray xe lửa,... Mình dạy con đánh giá mức độ nguy hiểm của từng sự vật, sự việc. Nói thế nào nhỉ? Cách dạy con của mình bản năng lắm, giống như một con thú ấy. Con thú bố! 

Mình không đồng hành mà mình thở cùng một nhịp với con. Thông qua các chuyến đi, mình muốn cho con trải nghiệm thật nhiều. Nhờ vậy mà con hiểu biết, từng trải và có tinh thần tự học hơn nhiều", anh Tiến nhận xét.

Nói về tinh thần tự học của con, anh Tiến tự hào kể lại: "Con mình từ nhỏ đã tự học tiếng Anh qua sách vở, Youtube và chẳng cần đến một trung tâm nào cả. Cháu tự học hàng ngày, không bỏ quên hôm nào. Thậm chí đến giao thừa cũng vẫn ngồi học. Thành quả là giờ nói giỏi còn hơn cả sinh viên đại học. Bạn (PV) có tin được không, giờ bé gái nhà mình có thể đọc đến 700 trang truyện tiếng Anh trong một ngày. Mình cũng chẳng bao giờ nói tiếng Anh cùng con cả. Tinh thần tự học của con là trên hết, điều này cũng được rèn luyện nhờ các chuyến đi". 

Con gái anh Tiến nói tiếng Anh hơn cả sinh viên đại học. Clip được quay vào năm 2020. 

"Mình vẽ đường cho con chạy đúng hướng"

"Mình quan tâm con rất kỹ", anh Tiến bật cười thú nhận. Ông bố Hà Nội chia sẻ, anh quyết định không để các con đi lệch hướng, mà "vẽ đường cho con chạy đúng hướng".

Lúc con gái mới học lớp 5, anh Tiến dẫn con vào Bảo tàng phụ nữ trên phố Lý Thường Kiệt để tìm hiểu về giới tính, tình dục. Giữa một dàn các bà mẹ, chỉ có độc một ông bố, cùng với nhiều ánh nhìn cả tò mò, thích thú và khâm phục. 

- (PV) "Anh có ngại khi mở lời về chuyện giới tính với con" - "Không đâu. Có lẽ con mình học tiếng Anh từ nhỏ, hay xem các chương trình nước ngoài nên tư tưởng của cháu Tây lắm. Quan trọng là mình nghĩ bố mẹ không nên e ngại mà cần phải cung cấp kiến thức cho con trước, để con không bị lệch hướng. 

Còn chuyện mở lời giữa bố và con gái thì đối với gia đình mình không mấy khó khăn. Có lẽ vì mình với con rất thân thiết. Thật ra nếu muốn con nghe theo mình thì chỉ có một bí quyết duy nhất hiệu quả, đó là tự biến mình thành thần tượng của con về mọi mặt. Khi mình có lòng tin vào con, con cũng sẽ có lòng tin vào mình". 

Ông bố đưa con "đi bụi" từ nhỏ: 7 tuổi con biết đi xe máy, 12 tuổi phượt Myanmar, bắn tiếng Anh tằng tằng và bí quyết gia đình chung nhịp thở - Ảnh 10.

Được biết, anh Tiến cũng phát smartphone cho các con dùng từ lớp 1 nhưng cả hai nhóc nhà anh không hề bị "nghiện" đồ công nghệ mà luôn sử dụng đúng nơi, đúng lúc. Bởi hai đứa trẻ hiểu rõ quyền lợi và nghiện vụ khi dùng điện thoại, những tác hại khi sa đà vào game, youtube.

Quan trọng nhất, anh Tiến không "bỏ rơi" con với thiết bị công nghệ. "Đa số trẻ con bị "bỏ rơi" với smartphone để dễ ăn, dễ dỗ. Họ nhờ smartphone quản lý con hộ, giống như nhờ osin vậy. Nhà mình thì không thế. Mình cho con tiếp xúc với công nghệ, chứ không giao phó con cho công nghệ", anh Tiến nói. 

"Nếu cái gì cũng cho trẻ quyết định thì cần gì đến bố mẹ? Khác nào trẻ mồ côi"

Nói thêm về chuyện dạy con, anh Tiến chia sẻ: "Trẻ con nên được dạy về danh dự, trách nhiệm và nghĩa vụ. Ví dụ học tập là nghĩa vụ, không có chuyện mặc cả, cũng không bao giờ treo giải thưởng vì chuyện học tập cả".

Anh Phạm Trung Tiến

Làm sai thì làm lại. Tiến trình quan trọng hơn kết quả!

Có một số cha mẹ cho rằng "Con em không thích học cái này, cái kia", anh Tiến cho rằng đó là sự nhầm lẫn về quyền trẻ em. "Nếu trẻ em quyết tất cả mọi thứ ngoài tầm hiểu biết của nó thì cần gì bố mẹ, khác gì trẻ mồ côi. Trẻ được quyết định những thứ trong tầm hiểu biết của nó thôi". Ngoài ra anh Tiến cũng phản đối chuyện nhiều cha mẹ "sống hộ" con, tự quyết, tự vẽ hết mọi thứ.

Anh Tiến cho rằng việc quan trọng nhất mà cha mẹ phải làm là tạo dựng được danh dự bản thân cho đứa trẻ và nói chuyện nghiêm túc với trẻ. "Mình luôn thương lượng với con, không bao giờ cậy là bố mẹ. Làm sai thì làm lại và quan tâm tiến trình hơn kết quả. Vậy nên chẳng bao giờ mình phải đánh con hay phạt này, phạt nọ. Vì tự các con đã ý thức rồi". 

Ông bố đưa con "đi bụi" từ nhỏ: 7 tuổi con biết đi xe máy, 12 tuổi phượt Myanmar, bắn tiếng Anh tằng tằng và bí quyết gia đình chung nhịp thở - Ảnh 12.


Chia sẻ