Nữ thạc sĩ trẻ tuổi bị lừa gần 5 tỷ đồng như thế nào: Chiêu trò "chăn lợn", người học vấn cao vẫn sụt hố

Lưu Ly,
Chia sẻ

Nữ thạc sĩ ở Trung Quốc mắc phải bẫy lừa xảo quyệt của "người quen qua mạng" khiến cuộc sống bế tắc, khổ sở.

Tối 19/9/2023, phóng viên Xinhuanet đã có cuộc gặp gỡ với Tuyết Nhi (tên giả) tại một con hẻm nhỏ ở ngoại ô Thượng Hải. Dưới ánh đèn đường mờ ảo, cô gái trẻ xuất hiện với vẻ ngoài tiều tụy, khác xa hình ảnh một cô sinh viên tràn đầy sức sống trước đây.

Khi đó, đã hơn một năm trôi qua kể từ khi Tuyết Nhi rơi vào bẫy "chăn lợn" và bị lừa mất 1,38 triệu NDT (gần 5 tỷ đồng), cơn ác mộng vẫn ám ảnh cô từng giây từng phút. Cả thế giới như sụp đổ trước mắt, cô gái trẻ cảm thấy cô đơn và tuyệt vọng đến tột cùng. Trong suốt thời gian này, cô sống tằn tiện, gần như cắt đứt mọi mối quan hệ xã hội và chưa một lần về thăm quê nhà. Câu chuyện của Tuyết Nhi không chỉ là nỗi đau mất mát, mà còn là lời cảnh tỉnh về những chiêu trò lừa đảo xảo quyệt, khiến người ta không khỏi rùng mình. 

Chiêu thức “chăn lợn”

Tuyết Nhi, một cô gái nông thôn xuất thân từ gia đình nghèo khó, đã từng thi đỗ vào một trường đại học danh tiếng và tìm được công việc ổn định tại Thượng Hải. Trước khi gặp phải kẻ lừa đảo, cô luôn tự nhận mình là người chăm chỉ, có chí tiến thủ, và luôn giữ một tinh thần lạc quan. Cô thường xuyên tham gia các hoạt động xã hội, học tập sau giờ làm, hoặc tụ tập bạn bè vào cuối tuần. Tuy nhiên, một thay đổi lớn đã xảy ra vào tháng 6 năm ngoái.

Tuyết Nhi nhận được một tin nhắn từ một người lạ trên nền tảng Zhihu. Kẻ lừa đảo, sau vài ngày trò chuyện, đã thuyết phục cô kết bạn qua QQ. Ban đầu, Tuyết Nhi nghi ngờ, nhưng dần dần bị mê hoặc bởi những lời nói ngọt ngào của đối phương. Sau hai, ba ngày trò chuyện, cô đã đồng ý chia sẻ thông tin liên lạc.

Nữ thạc sĩ trẻ tuổi bị lừa gần 5 tỷ đồng như thế nào: Chiêu trò "chăn lợn", người học vấn cao vẫn sụt hố - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

 Từ đó, kẻ lừa đảo bắt đầu gửi quà tặng qua Taobao và đề nghị gửi đồ ăn cho cô. Tuyết Nhi luôn từ chối, nhưng hắn không bỏ cuộc. Thay vì tặng quà, hắn chuyển sang những lời thăm hỏi ngọt ngào, kể về những kế hoạch tương lai chung, và dần dần xây dựng lòng tin với cô.

“Tôi đã tin tưởng hắn vì những gì hắn nói,” Tuyết Nhi chia sẻ. “Hắn rất giỏi trong việc nắm bắt tâm lý, tìm hiểu tôi và biết tôi mong muốn tìm kiếm một người bạn trai như thế nào, rồi hóa thân thành người như vậy.”

Khi đã chiếm được lòng tin, hắn bắt đầu gợi ý về việc cùng nhau đầu tư và hứa hẹn sẽ đi du lịch sau khi kiếm được tiền. Tuyết Nhi ban đầu chỉ đầu tư một vài vạn tệ và khẳng định mình không muốn tham gia sâu hơn. Tuy nhiên, khi khoản đầu tư ban đầu mang lại chút lợi nhuận, hắn tiếp tục thuyết phục cô vay mượn thêm tiền. Chỉ trong vòng hai tuần, cô đã bị lừa mất số tiền lên tới 1,38 triệu tệ.

Kể lại câu chuyện, Tuyết Nhi không thể kiềm chế được sự hối hận: “Tôi không hiểu sao mình lại dễ dàng tin vào hắn như vậy. Hắn khiến tôi tin vào tình cảm và con người của hắn, rồi dẫn dụ tôi bỏ ra số tiền lớn.”

Cố gắng trang trải và nỗ lực tìm kiếm kẻ lừa đảo

Trước khi gặp kẻ lừa đảo, Tuyết Nhi chưa từng nghe nói đến thuật ngữ "chăn lợn" và khi Trung tâm Chống Lừa đảo Thượng Hải gọi điện cảnh báo, cô vẫn không nghi ngờ gì vì đã hoàn toàn bị cuốn vào trò lừa tinh vi của hắn.

Sau khi nhận ra mình bị lừa, cuộc sống của cô bị đảo lộn. Tuyết Nhi bị chẩn đoán mắc trầm cảm nặng. Cô cắt đứt gần như tất cả mối quan hệ xã hội, và vì sợ gia đình lo lắng, cô không dám trở về quê. 

Nữ thạc sĩ trẻ tuổi bị lừa gần 5 tỷ đồng như thế nào: Chiêu trò "chăn lợn", người học vấn cao vẫn sụt hố - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Trước kia, Tuyết Nhi luôn tin rằng con người cơ bản là lương thiện, nhưng giờ đây, cô cảm thấy mọi thứ đều u ám, và trái tim mình trở nên lạnh giá, không còn niềm tin vào ai nữa.

Cô từng cố gắng vực dậy, làm thêm gia sư và bán hàng để kiếm tiền trả nợ, nhưng đến tháng 3 năm nay, cô cảm thấy tuyệt vọng: “Tôi cảm thấy dù có cố gắng đến đâu, cũng chỉ là làm công cho kẻ lừa đảo. Tình hình đã tệ đến mức không thể tệ hơn, nên tôi đã từ bỏ tất cả.”

Hiện tại, Tuyết Nhi sống trong một căn gác nhỏ tại Thượng Hải, nơi mà bếp và phòng vệ sinh đều chung một không gian. Sau giờ làm, cô lại tự nhốt mình trong căn phòng chật hẹp, ngồi dưới ánh đèn mờ để viết thư hoặc trò chuyện trong nhóm hỗ trợ các nạn nhân của những vụ lừa đảo.

Mỗi tháng, cô nhận lương khoảng 10.000 tệ, trích 5.000 tệ để trả nợ, 3.000 tệ cho tiền thuê nhà, chỉ còn lại 1.000-2.000 tệ cho sinh hoạt phí. Tuyết Nhi cho biết, dù khó khăn, cô vẫn sẽ tiếp tục đối mặt và cố gắng tìm cách khắc phục tình hình. Cô hy vọng cơ quan chức năng sẽ giúp cô thu hồi lại số tiền bị lừa và đưa những kẻ lừa đảo ra pháp luật.

Theo Xinhuanet

Chia sẻ