Nữ cựu chiến binh mong mỏi một phép màu cho con
Hi sinh tuổi trẻ vì sự bình yên của Tổ quốc, trở về thời bình, nữ cựu chiến binh Phan Thị Hòa dù sức cùng lực kiệt vẫn mong mỏi phép màu giúp cô cứu chữa đứa con trai suy thận nặng.
Người phụ nữ chưa một lần làm vợ
Cô Phan Thị Hòa sinh năm 1957 tại vùng quê Ninh Giang, Hải Dương. Năm 1978, theo tiếng gọi thiêng liêng, cô thanh niên Phan Thị Hòa trẻ trung, hăm hở lên đường nhập ngũ. Nữ chiến binh thuộc Đại đội 3, Tiểu đoàn 7, Trung đoàn 566, Sư đoàn 344, Binh đoàn 12 đã hi sinh cả những năm tháng đẹp nhất của tuổi trẻ, cùng bao đồng đội khác, quyết tâm bảo vệ vùng biên cương của Tổ quốc. Năm 1982, cô Hòa trở về quê hương, nhận công việc văn thư cho UBND Thị trấn Ninh Giang, Hải Dương.
Mải mê cống hiến vì công việc, cô Hòa lỡ dở cả đường tình duyên. Ngày ngày đi về, nhìn thấy những gia đình nhỏ có đủ cha mẹ, con cái quây quần bên mâm cơm, nữ chiến binh đanh thép trên chiến trường của thuở nào không nén nổi tiếng thở dài và lại thầm ao ước…
Thôi thì số phận đã vậy, cô Hòa đánh liều có một đứa con, những mong năm tháng cuối đời sẽ có người bên cạnh, để cuộc đời kém may mắn bớt phần nào cô quạnh.
Thôi thì số phận đã vậy, cô Hòa đánh liều có một đứa con, những mong năm tháng cuối đời sẽ có người bên cạnh, để cuộc đời kém may mắn bớt phần nào cô quạnh.
Tin cô Hòa “không chồng mà chửa” dần dần lan ra khắp nơi và trở thành đề tài đàm tiếu suốt một thời gian dài của vùng quê nơi cô sống. Đỉnh điểm là việc cô bị kỷ luật buộc thôi việc, với lý do là việc có con ngoài giá thú là điều không thể chấp nhận được trong tập thể.
Chịu đủ mọi lời ong tiếng ve, nhưng mỗi lần nghĩ tới con là cô như được tiếp thêm rất nhiều sức mạnh, lại bình tâm vượt qua khó khăn và bước tiếp. Cô chấp thuận hình thức kỷ luật của cơ quan, chính thức nghỉ việc, ở nhà chạy chợ kiếm tiền nuôi con.
Chịu đủ mọi lời ong tiếng ve, nhưng mỗi lần nghĩ tới con là cô như được tiếp thêm rất nhiều sức mạnh, lại bình tâm vượt qua khó khăn và bước tiếp. Cô chấp thuận hình thức kỷ luật của cơ quan, chính thức nghỉ việc, ở nhà chạy chợ kiếm tiền nuôi con.
Hai mẹ con cô Phan Thị Hòa trong những ngày điều trị tại bệnh viện
Niềm vui của cô như vỡ òa khi đón chào cậu con trai bé bỏng chào đời. Mùa đông năm 1993, cậu bé Lê Hà Giang cất tiếng khóc đầu tiên, trong nước mắt vừa vui sướng vừa tủi phận của mẹ. Căn nhà nhỏ của hai mẹ con trở nên ấm áp hơn với tiếng cười, tiếng bi bô con trẻ. Hà Giang lớn lên trong tình yêu thương vô bờ bến của mẹ, cậu bé rất lanh lợi và chăm chỉ.
Thương mẹ vất vả, Giang sớm nhận thức được việc mình sẽ trở thành “người đàn ông của gia đình”, là trụ cột vững chắc cho mẹ dựa vào trong những năm tháng tuổi già sau biết bao hi sinh của mẹ dành cho mình. Ngoài thời gian đi học, Giang còn giúp mẹ mang hương và vàng mã mang đi bán kiếm thêm thu nhập.
Thương mẹ vất vả, Giang sớm nhận thức được việc mình sẽ trở thành “người đàn ông của gia đình”, là trụ cột vững chắc cho mẹ dựa vào trong những năm tháng tuổi già sau biết bao hi sinh của mẹ dành cho mình. Ngoài thời gian đi học, Giang còn giúp mẹ mang hương và vàng mã mang đi bán kiếm thêm thu nhập.
Đau đáu về đứa con trai bệnh tật
Cuộc sống cứ vậy trôi đi, những tưởng tổ ấm nhỏ của cô Hòa sẽ mãi tràn ngập tiếng cười hạnh phúc, ai ngờ sóng gió bất ngờ ập đến. Cuộc sống vốn đã khó khăn của mẹ con cô Hòa lại tiếp tục chìm trong bão tố.
Học kỳ II của lớp 11, Giang đang học trên lớp bỗng lên cơn đau bụng quằn quại. Ngay sau đó, em được thầy cô và bạn bè đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Hải Dương và được các bác sỹ cho hay Giang bị viêm cầu thận cấp. Từ khi phát hiện ra bệnh tình, Giang được nằm điều tri tại Bệnh viện Đa khoa Hải Dương. Cô Hòa chạy đôn chạy đáo khắp nơi, vừa lo tiền cho con điều trị, vừa duy trì cuộc sống và chăm sóc Giang trong viện. Thật khốn khổ trăm bề!.
Không được ăn uống đầy đủ, Giang đen sạm và gầy guộc với thân hình 35 kg
Năm 2010, tình trạng của Giang ngày một xấu đi, khi đó Bệnh viện Đa khoa Hải Dương cho gia đình làm thủ tục chuyển lên bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội). Lúc này, cô Hòa mới hay biết rằng con trai cô đã bị teo thận. Như sét đánh ngang tai, cô vội vã gửi lại nhà cửa cho bố mẹ đẻ rồi hai mẹ con gồng gánh nhau lên Hà Nội tìm nơi chữa bệnh.
Bố mẹ cô đều đã hơn 83 tuổi, mắt mờ tay run thương con thương cháu nhưng cũng lực bất tòng tâm. Có những đợt điều trị dài ngày ở Hà Nội, sau khi trở về, cô ngỡ ngàng nhận ra gà lợn trong chuồng đã bị trộm lẻn vào lấy sạch do ông bà tuổi cao lại nặng tai nên có trộm vào cũng chẳng hay biết.
Bố mẹ cô đều đã hơn 83 tuổi, mắt mờ tay run thương con thương cháu nhưng cũng lực bất tòng tâm. Có những đợt điều trị dài ngày ở Hà Nội, sau khi trở về, cô ngỡ ngàng nhận ra gà lợn trong chuồng đã bị trộm lẻn vào lấy sạch do ông bà tuổi cao lại nặng tai nên có trộm vào cũng chẳng hay biết.
Chi phí chạy thận 1 lần tốn ít nhất 10 triệu đồng/tháng. Một mình cô Hòa chật vật với số tiền viện phí, có cố đến đâu cũng không thể nào đủ nổi, chưa kể tiền ăn ở cho hai mẹ con. Vay mượn khắp nơi cũng chỉ đủ chi trả phần nào viện phí, thuốc men và đồ ăn bồi dưỡng cho người bệnh thì gần như không có.
Thiếu máu, không được ăn uống đầy đủ nên Giang gầy rộc, da đen sạm. Nhìn Giang ở bệnh viện, không ai nghĩ được rằng thân thể chưa đầy 35 kg kia lại là một thanh niên 20 tuổi.
Thiếu máu, không được ăn uống đầy đủ nên Giang gầy rộc, da đen sạm. Nhìn Giang ở bệnh viện, không ai nghĩ được rằng thân thể chưa đầy 35 kg kia lại là một thanh niên 20 tuổi.
Cô Hòa nói về bệnh tình của con trong nước mắt
Người cùng phòng bệnh, ai cũng nhói lòng khi chứng kiến cảnh người mẹ đầu đã bạc nắm chặt tay con, mắt ngân ngấn lệ, thi thoảng không kìm được tiếng nấc nghẹn ngào.
“Ngày trước, dù có cay đắng, buồn tủi đến thế nào thì tôi vẫn không bỏ con, đến giờ này chẳng có lý do nào có thể khiến tôi bỏ con mình được cả. Dù chỉ thấy con thêm được ngày nào là ngày đó cuộc sống này với tôi vẫn còn có ý nghĩa”, cô Hòa nói trong nước mắt.
Theo chia sẻ của y bác sỹ tại bệnh viện, Lê Hà Giang bị suy thận cấp độ 4, sơ gan, có khả năng suy tim. Có một điều may mắn nhỏ nhoi rằng dù biết mình bệnh nặng nhưng Giang vẫn rất lạc quan và không ngừng động viên mẹ. Với hoàn cảnh của mẹ con cô Phan Thị Hòa, không biết số tiền vay mượn sẽ giúp cầm cự được trong bao lâu. Cô Hòa chỉ biết cầu trời, mong sẽ có một phép màu xảy ra giúp con trai cô có thể níu giữ sự sống.
Những nhà hảo tâm có thể giúp đỡ mẹ con cô Phan Thị Hòa theo địa chỉ sau:
Cô Phan Thị Hòa, khu 5, thị trấn Ninh Giang, Hải Dương.
Điện thoại: 0968.225.638