Nụ cười rạng rỡ của "triệu phú ve chai" khi nhận được hơn 200 triệu đồng
"Ban đầu tôi cứ nghĩ sẽ không đổi được tiền hoặc không cũng chỉ đổi được 70 triệu là cùng. Nào ngờ đổi được hết 1.160.000 Yên Nhật (hơn 200 triệu đồng), khiến tôi rất hạnh phúc", chị Hồng chia sẻ.
Sáng nay (23/10), Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) đã trao số tiền 1 triệu Yên (hơn 200 triệu đồng) cho chị Huỳnh Thị Ánh Hồng (làm nghề nhặt ve chai, 36 tuổi, ngụ Q.Tân Bình, TP. HCM). Trước đó, sau khi nhận được khoảng hơn 700 triệu đồng, là số tiền nguyên vẹn được quy ra tiền Việt Nam thì còn 1.160.000 Yên là tiền cũ nát, rách.
Với trang phục giản dị, 10h sáng, chị có mặt tại ngân hàng làm thủ tục nhận tiền.
Vài ngày trước, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã xác nhận số tiền 1,16 triệu Yên cũ bị rách nát còn nguyên 100% giá trị sử dụng. Xét thấy hoàn cảnh chị Hồng khó khăn, Ngân hàng Maritime Bank đã hỗ trợ tất cả các loại phí liên quan đến quá trình giám định như: phí xuất khẩu nhờ thu ngoại tệ mặt, phí thẩm định của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản.
Số tiền nhận chị Hồng nhận được là hơn 200 triệu đồng.
Khoảng 10h sáng, chị Hồng có mặt tại ngân hàng để làm các thủ tục nhận tiền. Chị mặc bộ quần áo cũ nhàu, đội nón lá, mang đôi giày hàng ngày vẫn đi mua ve chai cười nói trước cửa phòng giao dịch."Ban đầu tôi cứ nghĩ sẽ không đổi được tiền hoặc cùng lắm cũng chỉ đổi được 70 triệu. Nào ngờ đổi được hết 1.160.000 Yên Nhật (hơn 200 triệu đồng), khiến tôi rất hạnh phúc", chị Hồng chia sẻ.
Mọi thủ tục diễn ra đơn giản, nhanh chóng.
Cầm trên tay số tiền còn nguyên vẹn, chị xòe ra cười hạnh phúc. Chị nói đã chờ đợi nhiều tháng, có lúc không hy vọng nhiều vì thấy tiền cũ rách quá. Khi nhận tiền, chị Hồng cũng cho biết chị quyết định đổi lại toàn bộ số tiền từ Yên sang VND. Có lúc, chị gần như muốn khóc vì hạnh phúc.
Gương mặt hạnh phúc của chị Hồng.
"Tôi rất cám ơn các anh chị phóng viên đã hỗ trợ để tôi có được niềm hạnh phúc này. Bên ngân hàng cũng hỗ trợ nhiệt tình, đổi giúp tôi tiền mà không mất một đồng phí nào", chị bịn rịn. Triệu phú ve chai cũng gửi lời cảm ơn đến luật sư Hà Hải - người đã hỗ trợ chị trong suốt quá trình.
Toàn bộ số tiền chị Hồng nhận được là 116 tờ, mệnh giá 10.000 Yên/tờ. Chị gửi lại Ngân hàng Hàng Hải 100 triệu đồng, số tiền còn lại chị lấy về một phần là để làm ăn, 1 phần là giúp đỡ cha mẹ hai bên. Trong số này chị Hồng giữ lại 6 tờ “mang về cho ông xã làm kỷ niệm”. Theo đó, 110 tờ còn lại đổi theo tỉ giá ngày 23-10 (1 Yên = 182.69 đồng) được 200.959.000 đồng.
Chị Hồng dự tính để một phần tiêu xài, phần gửi ngân hàng.
Chia sẻ về khoảng thời gian sau khi nhận được tiền, chị Hồng cho biết: “Số tiền trước đây nhận được tôi gửi một ít tại ngân hàng, một số giúp đỡ cha mẹ hai bên, để dành sửa nhà, đưa con vào TP.HCM học và một phần làm từ thiện. Và nhiều người hỏi tôi sao không nghỉ ngơi ma vẫn đi nhặt ve chai thì tôi nói rằng đó là nghiệp. Nhờ ve chai mà tôi có được như ngày hôm nay”, chị Hồng nói. Trước đó, chị đã chuyển sang căn nhà trọ mới ổn định hơn và cũng đưa 2 con từ quê ở Quảng Ngãi vào học.
Trước đó, vào ngày 21/3/2014, chị Hồng (quê Quảng Ngãi, tạm trụ P.10 quận Tân Bình TP.HCM) ngồi soạn thùng loa cũ mà vợ chồng chị đã mua ve chai trước đó thì phát hiện số tiền hơn 5 triệu Yên Nhật trong loa thùng này. Thấy số tiền lớn, chị đem nộp cho cơ quan chức năng.
Chị cho biết, vẫn tiếp tục theo nghề nhặt ve chai.
Sau khi đem tiền nộp cơ quan công an và chờ đợi hết thời hạn 1 năm không ai chứng minh được là chủ nhân số tiền trên. Sau đó, xuất hiện bà Phạm Thị Ngọt làm đơn xin hoãn giao tiền. Bà Ngọt lấy lý do số tiền trên là của ông Afolayan Caleb (chồng bà). Công an tiến hành xác minh thì người bà Ngọt nhận là chồng đã dùng giấy tờ giả trong thời gian lưu trú ở Việt Nam. Hơn nữa bà Ngọt với người này không đăng ký kết hôn nên cơ quan công an bác đơn.
Ngày 2/6/2015 chị Hồng đã được Công an quận Tân Bình quyết định cho sở hữu hơn 5 triệu Yên này. Sau khi nhận tiền, chị đã đem gửi tại ngân hàng TMCP Hàng Hải. Tuy nhiên, trong khoảng 5,2 triệu Yên Nhật chị Hồng được sở hữu thì có khoảng 1,1 triệu Yên bị mục rách nên ngân hàng đã liên hệ, đề nghị ngân hàng của Nhật Bản đổi tiền mục rách cho chị.