Nữ bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp do ong đốt và khuyến cáo của bác sĩ cho người trẻ tuổi

Thiên Kim,
Chia sẻ

Sau khi bị một con ong đốt vào ngón tay, người phụ nữ bị nhồi máu cơ tim cấp, đaucả bàn tay lan đến cánh tay phải toàn bộ vùng ngực khoảng 5 giờ rồi lâm dần vào khó thở nguy hiểm.

Đó là trường hợp của bà N.T.T.B (61 tuổi, quê tỉnh Bình Thuận), bị biến chứng nhồi máu cơ tim cấp do bị ong đốt khá hiếm gặp nhưng dễ nguy hiểm đến tính mạng.

Trước đó, bà B. nhập viện tại Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM) vì đau ngực. Cách nhập viện 1 ngày, sau khi bị một con ong (không rõ loại) đốt vào ngón 1 bàn tay phải, bệnh nhân bị đau bắt đầu từ ngón tay.

Nữ bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp do ong đốt và khuyến cáo của bác sĩ cho người trẻ tuổi - Ảnh 1.

Hình chụp X-quang của bệnh nhân. (Ảnh: BSCC)

Triệu chứng đau tiếp tục lan xuống bàn tay lan đến cánh tay phải và toàn bộ vùng ngực khoảng 5 giờ sau khi bị ong đốt.

Bệnh nhân tự mua thuốc uống không rõ loại, sau đó khoảng 6 giờ xuất hiện triệu chứng khó thở khi nằm đầu thấp nên vào bệnh viện địa phương.

Tại đây bệnh nhân được chẩn đoán theo dõi hội chứng mạch vành cấp và được chuyển đến tuyến trên.

Nhập khoa Tim mạch Tổng quát, Bệnh viện Nhân dân 115, các bác sĩ tiến hành thăm khám và nhận định bệnh nhân không có tiền căn bệnh lý tim mạch, không yếu tố nguy cơ tim mạch cũng như gia đình không có tiền sử mắc bệnh tim mạch sớm. Bệnh nhân vẫn tỉnh táo dù tình trạng đau ngực nhiều kèm khó thở. Khi siêu âm tim phát hiện giãn thất trái.

Nữ bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp do ong đốt và khuyến cáo của bác sĩ cho người trẻ tuổi - Ảnh 2.

Tại Bệnh viện Nhân dân 115, bệnh nhân được xác định không có tiền căn bệnh lý tim mạch.

Ngày đầu nhập viện, bà B. có tình trạng suy tim cấp, phổi ran ẩm 2 phế (phế quản 2 bên phát ra âm thanh bất thường do bị co thắt, chèn ép) trường được xử trí theo phác đồ nhồi máu cơ tim cấp với thuốc đặc trị theo phác đồ nhồi máu cơ tim.

Nhờ vậy tình trạng khó thở, đau ngực giảm dần. Sau 7 ngày điều trị khi các chỉ số ổn định, bệnh nhân được xuất viện.

Bác sĩ Châu Minh Thông, khoa Tim mạch Tổng quát, Bệnh viện Nhân dân 115 cho biết, ong đốt là một tai nạn thường gặp ở những vùng nông thôn nhất là vào mùa hè. Biến chứng thường gặp nhất là sưng, đau và phù nề nơi vết đốt.

Còn biến chứng nhồi máu cơ tim thì hiếm gặp nhưng là bệnh cảnh cấp tính, tỷ lệ tử vong cao, diễn tiến phức tạp.

Nữ bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp do ong đốt và khuyến cáo của bác sĩ cho người trẻ tuổi - Ảnh 4.

Ảnh điện tim đồ bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp sau ong đốt. (BSCC)

Các loại nhồi máu cơ tim do bị ong đốt

Y văn thế giới từng ghi nhận một số trường hợp khởi phát nhồi máu cơ tim do bị ong đốt hay còn gọi là "Kounis syndrome" mô tả lần đầu vào năm 1991 bao gồm 3 type:

Type 1: Co thắt động mạch vành trên những bệnh nhân không có bệnh lý mạch vành.

Type 2: Co thắt động mạch vành trên những bệnh nhân có bệnh lý mạch vành, xói mòn hoặc vỡ mảng xơ vữa.

Type 3: Trong đó bao gồm các bệnh nhân bị huyết khối trong stent động mạch vành.

"Trường hợp trên là một bệnh nhân nữ, không có tiền sử bệnh tim mạch trước đây. Vào viện trong bệnh cảnh nhồi máu cơ tim cấp vùng trước rộng sau khi bị ong đốt.

Chúng tôi nghĩ đến khả năng nhồi máu cơ tim cấp type 2 do cơ chế co thắt động mạch vành trên bệnh nhân có mạch vành tiềm ẩn. Tuy nhiên cũng không loại trừ được cơ chế nhồi máu cơ tim do type 1" - bác sĩ phân tích.

Theo bác sĩ Thông, biến chứng thường gặp nhất sau khi bị ong đốt là sưng, đau và phù nề nơi vết đốt. Các biến chứng nặng hơn như: Suy thận cấp, tán huyết, tiểu Myoglobin do tiêu cơ vân, suy đa cơ quan.

Biến chứng nhồi máu cơ tim thường xảy ra phần lớn ở các bệnh nhân lớn tuổi có nguy cơ tim mạch cao, nhiều bệnh lý nền tim mạch.

Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp xảy ra nhồi máu cơ tim bị ong đốt ở bệnh nhân trẻ, nguy cơ tim mạch rất thấp được ghi nhận.

Vì vậy bác sĩ khuyên đối với các trường hợp sau khi bị ong đốt, triệu chứng đau ngực ở bệnh nhân cần được xem xét cẩn thận để có hướng điều trị đúng đắn.

Chia sẻ