Nói xấu công ty mới với sếp cũ và ngỏ ý quay lại, cô nàng bị mắng một câu khiến ả tím tái mặt mày
Một khi đã bước chân ra đi thì bạn cũng nên biết cơ hội trở lại gần như bằng con số 0.
Đứng trước quyết định nhảy việc, mỗi chúng ta đều phải đau đầu cân nhắc nhiều. Chẳng ai có thể khẳng định công việc mới sẽ chắc chắn tốt hơn công việc cũ. Nhiều khi bước ngoặt ấy sẽ quyết định số phận của mỗi chị em. Nếu may mắn, bạn sẽ một nấc lên thiên đường và đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Ngược lại, điều đó đồng nghĩa với chuỗi ngày tăm tối của chị em sắp mở ra.
Mặt khác, khi chia tay với công ty cũ, dù là nhân viên tốt hay tồi đều sẽ nghe được những câu đại loại như "Hi vọng một ngày nào đó bạn sẽ trở về, công ty như ngôi nhà luôn dang cánh tay đón bạn!". Tuy vậy thì trên thực tế, gần như chẳng ai quay lại công ty cũ làm việc, trường hợp ấy thực sự hiếm. Nó kéo theo nhiều rắc rối liên quan đến thủ tục, mối quan hệ, chất lượng công việc.
Lan Hồng mới rời công ty X được 3 tháng. Cô nhảy việc vì nghe theo tiếng gọi của đồng tiền. Công ty mới của cô trả lương cao hơn, chế độ cũng tốt hơn và "nghe đồn" làm việc ở đây toàn được tiếp xúc với người giỏi, xịn sò.
Nhưng nào ngờ những viễn tưởng về công ty mới hoá ra chỉ là lời khoác lác của nhà tuyển dụng. Hồng giờ đây phải chịu một mức lương tầm tầm như công ty X nhưng nhiều việc hơn, sếp khắt khe hơn và đồng nghiệp cũng tranh đấu nhiều khiến cô thực sự mệt mỏi.
Một ngày nọ, sếp cũ của cô đăng tải một dòng trạng thái lên Facebook, chụp một đống vé máy bay và ghi "Cố gắng cật lực, anh em đoàn kết để cùng nhau dành tiền đi du lịch xa một chuyến! Thật hạnh phúc khi được làm việc cùng những con người này."
Đọc xong, trong lòng Hồng nổi lên một sự ghen tị và cũng có chút tủi thân. Cô đang nhớ công ty cũ và nghĩ mình đã có quyết định sai lầm thật rồi. Hồng và nhắn tin với anh sếp cũ, kiểu tỏ vẻ thân thiện hỏi han. Sau tầm gần 2 tuần nói chuyện liên tục như vậy, Hồng hẹn sếp cũ ra ngoài cafe để nói chuyện quan trọng. Anh sếp không mảy may suy nghĩ gì cũng đồng ý.
Đến nơi, nói chuyện một hồi, Hồng bắt đầu bày tỏ nỗi lòng:
"Anh ạ, giờ ngẫm lại em thấy em sai nhiều quá. Công ty mới này người ta làm ăn vớ vẩn, lương bèo bọt, sếp còn khắt khe. Em ghét mấy bà đồng nghiệp ở đây, làm việc thiếu chuyên nghiệp còn hay đấu đá. Em nhớ công ty mình quá. Giờ mà sếp cho em 1 slot quay lại thì tốt biết mấy nhỉ?"
Sếp cũ nhìn Hồng, nhếch mép rồi đanh giọng:
"Ơ kìa tưởng em hôm nay hẹn anh có chuyện gì khác ngoài công việc cơ. Không biết những điều em vừa nói có phải nghiêm túc hay nói đùa nhưng mà đừng phán xét công ty mới vội vã như thế chứ! Em mới làm gần 3 tháng mà, chưa thể nói lên điều gì đâu!
Hơn nữa, anh cũng nói thẳng để em khỏi phải suy nghĩ. Dù thế nào thì anh cũng không nhận em vào làm lại nữa. Ngày đấy mọi người đã bảo em suy nghĩ, cân nhắc kỹ rồi hẵng đưa ra quyết định. Em cố bỏ việc cho đã rồi bây giờ hối hận hả? Bạn anh chính là giám đốc ở công ty mới của em, nó cũng feedback không tốt về em nên em cứ liệu mà cố gắng. Đừng để nó nghĩ rằng việc anh từng nói tốt về em là sự giả dối!"
Sếp cũ nói xong, Hồng mới ngơ ngác nhìn anh, câm nín không nói nên lời. Hoá ra sếp cũ và sếp mới là bạn của nhau, vậy mà cô lại vừa nói xấu công ty hiện tại. Nhưng tất cả đều khó có thể sánh bằng cảm giác hối hận của Hồng. Giờ đây, cô đành phải tiếp tục công việc trong nỗi xót xa và ăn năn muộn màng.
Câu chuyện trên là bài học cảnh tỉnh với chị em công sở chê bai thực tại và luôn nuối tiếc, chìm vào quá khứ. Một khi bạn đã quyết định rời đi thì đừng bao giờ nghĩ đến chuyện quay trở lại. Hơn nữa, đừng vội vàng đánh giá một công ty nào đó mà hãy xem mình cống hiến được gì chưa rồi hẵng đòi hỏi quyền lợi.