Móc mỉa sếp trả lương nhân viên ba cọc ba đồng trong khi toàn dùng đồ hàng hiệu, nàng công sở bị cấp trên nói một câu khiến ả nín lặng giữa trung tâm thương mại

Quiry,
Chia sẻ

Đôi khi những gì chúng ta nhìn thấy và suy đoán chưa chắc đã là sự thật, cần tỉnh táo cũng như bớt phán xét.

Đan Chi về làm ở một start-up mảng truyền thông quảng cáo đã được 5 tháng nay. Thực ra ban đầu Chi muốn cống hiến cho tập đoàn hơn vì cô thấy lương ở doanh nghiệp thường cao hơn hẳn start-up. Tuy nhiên, khi thấy bạn bè đồng trang lứa kéo nhau ầm ầm đi khởi nghiệp, rồi lương vài ngàn đô một tháng nên cô cũng muốn thử sức xem sao. Vả lại, tuổi trẻ mà, được phép thử vài lần.

Vị trí của Chi là nhân viên sáng tạo nội dung cho quảng cáo và nội dung trên các nền tảng MXH. Lương thì không cao lắm, thậm chí bị coi là thấp so với mặt bằng chung nhưng vì được học hỏi nhiều nên Chi vẫn quyết định ở lại gắn bó với công ty. Sau mấy tháng làm việc, qua thăm dò và hỏi han, Chi biết những đồng nghiệp khác dù làm ở đây lâu hơn nhưng lương cũng tầm tầm mức của cô.

Móc mỉa sếp trả lương nhân viên ba cọc ba đồng trong khi lại toàn dùng đồ hàng hiệu, nàng công sở bị cấp trên nói một câu khiến ả nín lặng giữa trung tâm thương mại - Ảnh 1.

Càng ngày, Chi càng cảm thấy áp lực khi bạn bè khoe mua được đồ nọ đồ kia mà tiền lương của mình chỉ đủ để trả tiền nhà, ăn uống sinh hoạt lặt vặt. Cô nàng bắt đầu quay sang dồn ánh nhìn không mấy thiện cảm vào sếp. Chi nghĩ khách hàng đến với start-up cũng không phải ít mà lương bèo thế này có khi sếp đã ăn chặn tiền của nhân viên. Đặc biệt hơn, Chi còn thấy anh sếp hay khoe đi du lịch khắp nơi cùng người yêu mà ở khách sạn, ăn uống toàn hạng sang.

Tối thứ bảy cuối tuần, Chi cùng người bạn thân đến trung tâm thương mại mua ít đồ mỹ phẩm, tình cờ sao lại gặp đúng sếp mình. Trên tay anh ta cầm cả đống túi từ giày cho đến quần áo hàng hiệu, cả đồng hồ, nước hoa nữa. Ban đầu thấy ghen tị, sau đó Chi lại nghĩ "Á à bắt gặp được rồi nhé, chắc toàn dùng tiền của nhân viên đi mua đồ đây mà!"

Nghĩ đoạn, Chi đến chào anh sếp và bắt đầu giọng điệu móc mỉa:

Móc mỉa sếp trả lương nhân viên ba cọc ba đồng trong khi lại toàn dùng đồ hàng hiệu, nàng công sở bị cấp trên nói một câu khiến ả nín lặng giữa trung tâm thương mại - Ảnh 2.

"Hôm nay anh Nam cũng đi shopping à, nhiều đồ quá nhỉ. Em đây nhìn mà thèm ghê, cũng muốn mua quần áo mới lắm mà sếp trả lương thấp quá ăn tiêu không bõ. Ước gì được làm sếp ở start-up như anh tiền tiêu chả hết còn suốt ngày đi du lịch!"

Anh Nam nhìn lại Chi, tỏ vẻ không ưa và bắt đầu đanh giọng dằn mặt:

"Ý em là gì hả Chi, là anh trả lương thấp cho em và ăn chặn tiền công ty để dùng với mục đích riêng ấy hả? Thế sao ngày xưa em còn ký hợp đồng với mức lương ấy làm gì?

Mà anh nói thẳng cho em biết nhé, anh ở start-up nhưng anh không nhận lương em ạ. Các em làm ăn trớt quớt qua loa, được mức như vậy là quá đáng lắm rồi. Anh không sống bằng lương công ty mình đâu em. Nhà anh có điều kiện, nên anh mới mở start-up để phát triển từng ngày. Em cảm thấy không vừa lòng với mức lương này thì mời em đi chỗ khác cho.

Móc mỉa sếp trả lương nhân viên ba cọc ba đồng trong khi lại toàn dùng đồ hàng hiệu, nàng công sở bị cấp trên nói một câu khiến ả nín lặng giữa trung tâm thương mại - Ảnh 3.

Đúng là ngựa non háu đá, còn phèn mà đòi làm hoa sen! Nhà anh giàu, vả lại anh đi tư vấn Marketing bên ngoài nữa chứ chẳng cần phải ăn chặn dăm ba cái đồng bạc lẻ! Chào em!"

Nói xong, anh Nam đi thẳng ra ngoài, để lại cô bé nhân viên mặt ngẩn tò te. Chi lo lắng không biết mình có bị đuổi việc vì tình huống "cà khịa" vừa rồi hay không. Nhưng sau vụ này, cô đã nhận ra một bài học nhớ đời. Rằng đừng nên phán xét vội vã một ai đó qua việc làm của họ. Có thể họ không cùng hoàn cảnh, địa vị với chúng ta nên lối sinh hoạt, nhu cầu tiêu dùng chẳng giống nhau. Đặc biệt khi người ấy là sếp thì càng nên cẩn trọng chị em nhé!

Móc mỉa sếp trả lương nhân viên ba cọc ba đồng trong khi lại toàn dùng đồ hàng hiệu, nàng công sở bị cấp trên nói một câu khiến ả nín lặng giữa trung tâm thương mại - Ảnh 4.

Chia sẻ