Những yếu tố dẫn đến nguy cơ ung thư vú mà phụ nữ cần biết
Rất nhiều chị em không nắm được các yếu tố gây nên nguy cơ ung thư vú. Do vậy, việc phòng ngừa bệnh có phần bị lơ là.
Nhiều phụ nữ hỏi bác sĩ của họ rằng: “Tôi có thể gặp những nguy cơ gì về bệnh ung thư vú?”. Bác sĩ có nhiều phương pháp để giúp chị em đánh giá nguy cơ mắc bệnh của mình. Rất nhiều chị em không nắm được các yếu tố gây nên nguy cơ ung thư vú. Do vậy, việc phòng ngừa bệnh có phần bị lơ là.
Các yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ bao gồm:
Ảnh minh họa
1. Tuổi tác: Yếu tố rủi ro lớn nhất. Nguy cơ càng tăng khi phụ nữ càng nhiều tuổi. Hầu hết phụ nữ bị ung thư vú đều trên 50 tuổi.
2. Tiền sử mắc ung thư vú: Những người phụ nữ từng bị ung thư một bên vú thì có khả năng bị ung thư bên còn lại.
3. Tiền sử gia đình: Có mẹ, chị gái hay cô dì trong gia đình bị bệnh ung thư vú thì nguy cơ mắc bệnh của bạn cũng tăng. Nguy cơ này sẽ cao hơn nếu thành viên gia đình mắc bệnh trước tuổi 40. Nguy cơ cũng sẽ cao hơn nếu có nhiều hơn 1 người trong gia đình (cả bên ghọ nội và họ ngoại) mắc ung thư vú.
4. Di truyền các gen đột biến có hại nhất định: Dưới đây là một số điểm mấu chốt về gen và ung thư vú:
- Di truyền các thay đổi đối với một số gen nhất định, chẳng hạn như BRCA1 và BRCA2, làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư vú.
- Những thay đổi gen di truyền chiếm khoảng 10% tất cả các bệnh ung thư vú.
- Nếu bạn có một người thân có một gen đột biến có hại, bạn nên nói chuyện với nhân viên tư vấn di truyền để tìm hiểu thêm về nguy cơ đối với cá nhân bạn. Bạn cũng có thể tìm kiếm sự tư vấn di truyền nếu tiền sử gia đình bạn bị ung thư và có sự đột biến gen.
- Người phụ nữ đã biết mình mang một gen đột biến có hại, nên nói chuyện với bác sĩ về các cách để cố gắng giảm nguy cơ ung thư vú hoặc phát hiện ung thư vú sớm.
Ảnh minh họa
5. Những thay đổi nhất định của của vú: Những phụ nữ có những những thay đổi bất thường ở vú, chẳng hạn như tăng sản không điển hình, ung thư biểu mô tuyến vú tại chỗ và ung thư biểu mô tiểu thùy tại chỗ, có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Những thay đổi này được phát hiện trong quá trình sinh thiết vú.
6. Mô vú dày đặc trên phim chụp X-quang: Ngực những người phụ nữ có nhiều mô vú dày hơn có liên quan tới mô mỡ, có nguy cơ cao hơn những người ở cùng độ tuổi mà có ít hơn hoặc không có mô vú dày.
7. Kinh nguyệt sớm, mãn kinh muộn và có con muộn: Bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt trước năm 12 tuổi làm tăng nguy cơ ung thư vú. Mãn kinh sau tuổi 55 cũng làm tăng nguy cơ ung thư vú. Không có con hoặc có con sau 30 tuổi cũng làm tăng nguy cơ. Những phụ nữ có con đầu lòng trước 20 tuổi thường có nguy cơ thấp hơn.
8. Sử dụng các hormone estrogen và progestin: Sử dụng liệu pháp hormone mãn kinh có chứa cả estrogen và progestin trong hơn năm năm làm tăng nguy cơ ung thư vú.
9. Liệu pháp xạ trị cho ngực: Liệu pháp xạ trị cho ngực để điều trị ung thư làm tăng nguy cơ ung thư vú. Nguy cơ phụ thuộc vào liều lượng bức xạ và tuổi của người điều trị. Nguy cơ sẽ cao nhất khi sử dụng điều trị bức xạ trong tuổi dậy thì.
10. Trọng lượng cơ thể: Nguy cơ bị ung thư vú sau khi mãn kinh thường cao hơn ở phụ nữ bị thừa cân hay béo phì.
11. Uống đồ có cồn: Phụ nữ càng uống nhiều cồn, nguy cơ mắc ung thư vú của họ càng cao.
12. Ít hoạt động thể chất: Những người phụ nữ không hoạt động thể chất trong suốt cuộc đời có thể tăng nguy cơ ung thư vú. Tập thể dục chăm chỉ khoảng hơn 4h mỗi tuần có thể giúp giảm nguy cơ bị ung thư vú. Năng động cũng giúp phụ nữ tránh bị thừa cân và béo phì, 2 yếu tố được biết như các tác nhân gây nên nguy cơ mắc ung thư vú ở phụ nữ đến thời kì mãn kinh.
13. Chủng tộc: Ở Mỹ, phụ nữ da trắng có tỷ lệ ung thư vú cao nhất. Tuy nhiên thì phụ nữ ở mọi chủng tộc đều mắc ung thư vú. Phụ nữ Mỹ gốc Phi có tỷ lệ tử vong do ung thư vú cao hơn so với phụ nữ da trắng. Một lý do nữa là ung thư thường được phát hiện ở phụ nữ Mỹ gốc Phi muộn, ở giai đoạn muộn hơn, khi bệnh đã trở nên khó chữa trị hơn.
(Nguồn: Womenhealth)