Những "tay" keo kiệt ở công sở
"Hỏi cả phòng ăn sao mà ăn nhanh vậy. Mọi người chỉ tủm tỉm cười. Vậy là biết ngay chị T lại tranh thủ lúc mọi người dãn ra, thu hết đồ vào túi mang về nhà rồi."
Mỗi văn phòng, cơ quan đều là một xã hội thu nhỏ. Ở đó, mỗi người mỗi tính và không khó gì để có thể bắt gặp một “lão hà tiện” ngay tại văn phòng mình.
Tính toán kỹ lưỡng mọi khoản chi tiêu
Tại phòng kế toán, công ty X, gần 11h, mọi người trong phục rục rịch gọi nhau đi đám cưới con một cô đồng nghiệp. Trần Văn B vội vàng nhăn nhó kêu đau bụng rồi rút êm ra khỏi phòng. Mọi người đã quá quen với điều ấy nhưng vẫn có người trêu đùa gọi với hỏi: “Anh đi đâu? Có đi ăn cưới không?”.
Xuân Chi (đồng nghiệp của B) cười nói: “Anh B rất hiếm khi đi dự đám cưới. Về làm ở văn phòng này được 4 năm rồi nhưng anh ấy mới chỉ dự duy nhất đám cưới con trai bác trưởng phòng, còn đâu là mượn cớ nghỉ hết. Mọi người mãi mới nghĩ ra lý do rằng: anh B về văn phòng khi đã lập gia đình rồi. Có lần anh ấy buột mồm nói ‘mình thì cưới rồi, con mình thì bé tý. Giờ mà đi đám cưới họ, bao giờ mới được trả nợ’. Cứ hễ mở ví là anh ấy so đo tính toán lắm”.
Ở một văn phòng khác, trong "album" chung của cả phòng (vốn phòng đó rất thân nhau), gần như không bao giờ thấy xuất hiện mặt của chị G. Hỏi ra mới biết, chị G chẳng bao giờ đi ăn liên hoan, hát hò chung với cả phòng. Bởi mỗi lần liên hoan như thế, chi phí thì chia đều và ai đó móc tiền túi ra trả. Khó khăn lắm mới có lần lôi được chị đi ăn cùng, nhưng bao giờ cũng kèm ‘thỏa thuận’ rằng: Không góp tiền trước, ăn xong thì chia ngay tại chỗ tiền ăn. Còn tiền hát ai đi hát thì người ấy trả.
Đàn ông vốn luôn được tiếng là ga lăng. Nhưng K (nhân viên ngân hàng) thì được chị em đồng nghiệp nhận xét rằng: không hề có một chút gì tính cách tốt đẹp đó.
Quỳnh Anh (đồng nghiệp của K) cho biết: “Chưa bao giờ anh ấy mời tụi em được một cốc trà đá, cho dù đó là ngày mùng 8 tháng 3. Đi ăn uống đi chung, bao giờ anh ấy cũng về sau hoặc về trước để chỉ trả tiền mình. Không phải tụi em muốn ăn “chùa” nhưng đôi khi cốc nước thì trả cho nhau cũng được chứ sao. Không đáng bao tiền mà. Ngày 20.10, mùng 8.3, khi mấy anh em trong chi nhánh huy động tổ chức cho chị em, anh ấy không bao giờ đóng tiền, toàn bảo lấy quỹ chung ra mà làm.”
Thích "xài" đồ chung
Cũng vẫn là những “trùm sò” khét tiếng đó, nhưng nếu lần nào có ai trong phòng đứng ra chủ chi tiệc liên hoan, hoặc mời cả phòng đi uống nước, ăn cơm, hay tiệc của công ty thì đó lại là những người hô hào to nhất, gọi món nhiều nhất và tham gia nhiệt tình nhất.
Hồng Quyên (nhân viên công ty xây dựng X) chia sẻ: “Cơ quan em có một chị buồn cười lắm. Mỗi lần mọi người rủ nhau đi ăn uống mà phải chia tiền thì không bao giờ đi. Nhưng hễ có tiệc sinh nhật hay ai khao xe, khao nhà, hoặc tiệc công ty tổ chức… thì không bao giờ thiếu mặt chị. Những bữa liên hoan bắt buộc tham gia phải trả tiền, thì chị ngồi im thít, ai gọi gì ăn nấy, đến lượt gọi toàn gọi món rẻ tiền. Ai gọi món đặc sản là nhăn mặt. Nhưng ăn không mất tiền thì chị cứ lướt menu, món nào ngon nhất, đắt nhất thì gọi”.
Tương tự như thế, chị Ngọc Linh (giáo viên tiểu học) tâm sự: “Đồng nghiệp của mình có một chị suốt ngày chỉ chăm chăm nhìn xem mọi người có gì mới thì bắt khao. Từ quần mới, áo mới cho đến giày dép mới. Từ chuyện con được đi thi học sinh giỏi cấp quận đến chuyện chồng vừa được thăng chức… tất tần tật. Nhưng chị ấy mà cũng có như vậy thì không bao giờ có chuyện chị ấy bỏ ra một cái gì để khao đâu”.
“Lão hà tiện” ở một dạng khác, theo chị Thùy Dung (công ty du lịch): “Công ty mình nhỏ, ít người nên hay liên hoan lắm. Thường thì là liên hoan ngọt thôi, bánh kẹo, hoa quả. Có nhiều lần, vừa ăn được cái bánh, có khách hàng nên mình chạy ra tiếp, chạy lại đĩa chén đã sạch bách. Hỏi cả phòng ăn sao mà ăn nhanh vậy. Mọi người chỉ tủm tỉm cười. Vậy là biết ngay chị T lại tranh thủ lúc mọi người dãn dãn ra thu hết đồ vào túi mang về nhà rồi. Chị toàn bảo: ‘dọn lấy chỗ làm việc không sếp mắng’ hoặc ‘mọi người không ăn nữa chị dọn mang về cho đỡ phí nhé’. Miệng nói tay làm, chưa ai kịp phản ứng chị đã dọn xong cất hết vào ngăn kéo rồi”.
Xưa nay, nghi lễ giao tiếp vẫn là “ông mất chân giò, bà thò chai rượu”. Bản thân mỗi người, khi sống trong một môi trường nào cũng cần có sự thoải mái nhất định, cứ bo bo “trùm sò” cho riêng mình thì khó lòng hòa nhập chốn công sở được.
Tính toán kỹ lưỡng mọi khoản chi tiêu
Tại phòng kế toán, công ty X, gần 11h, mọi người trong phục rục rịch gọi nhau đi đám cưới con một cô đồng nghiệp. Trần Văn B vội vàng nhăn nhó kêu đau bụng rồi rút êm ra khỏi phòng. Mọi người đã quá quen với điều ấy nhưng vẫn có người trêu đùa gọi với hỏi: “Anh đi đâu? Có đi ăn cưới không?”.
Xuân Chi (đồng nghiệp của B) cười nói: “Anh B rất hiếm khi đi dự đám cưới. Về làm ở văn phòng này được 4 năm rồi nhưng anh ấy mới chỉ dự duy nhất đám cưới con trai bác trưởng phòng, còn đâu là mượn cớ nghỉ hết. Mọi người mãi mới nghĩ ra lý do rằng: anh B về văn phòng khi đã lập gia đình rồi. Có lần anh ấy buột mồm nói ‘mình thì cưới rồi, con mình thì bé tý. Giờ mà đi đám cưới họ, bao giờ mới được trả nợ’. Cứ hễ mở ví là anh ấy so đo tính toán lắm”.
Đàn ông vốn luôn được tiếng là ga lăng. Nhưng K (nhân viên ngân hàng) thì được chị em đồng nghiệp nhận xét rằng: không hề có một chút gì tính cách tốt đẹp đó.
Quỳnh Anh (đồng nghiệp của K) cho biết: “Chưa bao giờ anh ấy mời tụi em được một cốc trà đá, cho dù đó là ngày mùng 8 tháng 3. Đi ăn uống đi chung, bao giờ anh ấy cũng về sau hoặc về trước để chỉ trả tiền mình. Không phải tụi em muốn ăn “chùa” nhưng đôi khi cốc nước thì trả cho nhau cũng được chứ sao. Không đáng bao tiền mà. Ngày 20.10, mùng 8.3, khi mấy anh em trong chi nhánh huy động tổ chức cho chị em, anh ấy không bao giờ đóng tiền, toàn bảo lấy quỹ chung ra mà làm.”
Thích "xài" đồ chung
Cũng vẫn là những “trùm sò” khét tiếng đó, nhưng nếu lần nào có ai trong phòng đứng ra chủ chi tiệc liên hoan, hoặc mời cả phòng đi uống nước, ăn cơm, hay tiệc của công ty thì đó lại là những người hô hào to nhất, gọi món nhiều nhất và tham gia nhiệt tình nhất.
Hồng Quyên (nhân viên công ty xây dựng X) chia sẻ: “Cơ quan em có một chị buồn cười lắm. Mỗi lần mọi người rủ nhau đi ăn uống mà phải chia tiền thì không bao giờ đi. Nhưng hễ có tiệc sinh nhật hay ai khao xe, khao nhà, hoặc tiệc công ty tổ chức… thì không bao giờ thiếu mặt chị. Những bữa liên hoan bắt buộc tham gia phải trả tiền, thì chị ngồi im thít, ai gọi gì ăn nấy, đến lượt gọi toàn gọi món rẻ tiền. Ai gọi món đặc sản là nhăn mặt. Nhưng ăn không mất tiền thì chị cứ lướt menu, món nào ngon nhất, đắt nhất thì gọi”.
Tương tự như thế, chị Ngọc Linh (giáo viên tiểu học) tâm sự: “Đồng nghiệp của mình có một chị suốt ngày chỉ chăm chăm nhìn xem mọi người có gì mới thì bắt khao. Từ quần mới, áo mới cho đến giày dép mới. Từ chuyện con được đi thi học sinh giỏi cấp quận đến chuyện chồng vừa được thăng chức… tất tần tật. Nhưng chị ấy mà cũng có như vậy thì không bao giờ có chuyện chị ấy bỏ ra một cái gì để khao đâu”.
“Lão hà tiện” ở một dạng khác, theo chị Thùy Dung (công ty du lịch): “Công ty mình nhỏ, ít người nên hay liên hoan lắm. Thường thì là liên hoan ngọt thôi, bánh kẹo, hoa quả. Có nhiều lần, vừa ăn được cái bánh, có khách hàng nên mình chạy ra tiếp, chạy lại đĩa chén đã sạch bách. Hỏi cả phòng ăn sao mà ăn nhanh vậy. Mọi người chỉ tủm tỉm cười. Vậy là biết ngay chị T lại tranh thủ lúc mọi người dãn dãn ra thu hết đồ vào túi mang về nhà rồi. Chị toàn bảo: ‘dọn lấy chỗ làm việc không sếp mắng’ hoặc ‘mọi người không ăn nữa chị dọn mang về cho đỡ phí nhé’. Miệng nói tay làm, chưa ai kịp phản ứng chị đã dọn xong cất hết vào ngăn kéo rồi”.
Xưa nay, nghi lễ giao tiếp vẫn là “ông mất chân giò, bà thò chai rượu”. Bản thân mỗi người, khi sống trong một môi trường nào cũng cần có sự thoải mái nhất định, cứ bo bo “trùm sò” cho riêng mình thì khó lòng hòa nhập chốn công sở được.
Nhanh tay khoe những bức ảnh cưới tuyệt đẹp và hạnh phúc ngọt ngào của bạn được chụp tại khắp các vùng miền tại www.anhcuoi.afamily.vn. Xem hướng dẫn chi tiết về thể lệ cuộc thi và cách up hình tại đây. Bật mí: giải thưởng cực hot đấy nhé! |