Những sự thật sai bét bấy lâu nay chúng ta vẫn tin sái cổ
Có những điều "sai lè" ra mà chúng ta không hay biết và cứ nghĩ đó là sự thật. Nhưng thực tế thì hoàn toàn không phải vậy đâu nhé.
1. Thực ra không tồn tại các vùng trên lưỡi có thể cảm nhận các vị khác nhau
Tất cả thụ thể cảm nhận mùi vị trên lưỡi đều có thể cảm nhận các mùi vị khác nhau. Chỉ là một số vùng của lưỡi nhạy cảm hơn với một số vị thức ăn nhất định mà thôi. Theo sơ đồ vị giác cổ điển, người ta cho rằng cuống lưỡi cảm nhận vị đắng, hai rìa lưỡi ở phía cuống lưỡi cảm nhận vị chua, hai rìa lưỡi ở phía đầu cảm nhận vị mặn và đầu lưỡi cảm nhận vị ngọt. Tuy lý thuyết này từng được biết đến và thậm chí đã được đưa vào chương trình giảng dạy ở mẫu giáo nhưng hiện nay lý thuyết này đã bị bác bỏ.
Thực ra, mỗi một phần của lưỡi đều cảm thụ các vị cơ bản.
Trong thực tế, mỗi một phần của lưỡi đều cảm thụ các vị cơ bản, và số vị cơ bản không phải 4 vị đó mà là 5 vị. Một vị nữa người ta vừa xác đinh được là vị Umami, thường được gọi là vị ngọt thịt, một trong năm vị cơ bản cùng với vị ngọt, chua, đắng và mặn.
2. Tắc kè hoa đổi màu không phải để ngụy trang
Tắc kè hoa không thay đổi màu sắc trên cơ thể nó để hòa nhập với môi trường xung quanh nhằm ngụy trang mà chúng thay đổi màu sắc để giao tiếp nhanh chóng với đồng loại.
Tắc kè đổi màu là để giao tiếp nhanh chóng với đồng loại chứ không phải ngụy trang.
3. Đầu ngón tay nhăn nheo khi giặt đồ không phải do ngấm nước
Khi giặt đồ hoặc ngâm tay quá lâu trong nước, da ở đầu các ngón tay thường bị nhăn lại. Chúng ta vẫn thường nghĩ rằng da ở các đầu ngón tay nhăn nheo là vì nó hấp thụ nước. Nhưng sự thực lại không hoàn toàn như vậy.
Những ngón tay nhăn nheo hoàn toàn không phải do ngấm nước.
Những ngón tay nhăn nheo chỉ vì não chúng ta điều khiển các vị trí đầu ngón tay nhăn lại, chứ không phải do hấp thụ nước. Thực chất, đây là phản xạ của cơ thể giúp con người có thể cầm nắm và giữ ma sát tốt hơn ở trong môi trường nước trơn.
4. Con người không chỉ có 5 giác quan
Trước nay, người ta đều thừa nhận con người chỉ có 5 giác quan, đó là thính giác, thị giác, khứu giác, vị giác và xúc giác. Tuy nhiên các nhà khoa học nhận định con người có đến 21 giác quan, ngoài 5 giác quan đó ra còn có cảm giác ngứa, cảm giác nóng, lạnh, cảm giác về vị trí các bộ phận trên cơ thể, cảm giác căng thẳng hay áp lực, cảm giác đau, cảm giác đói và khát, cảm giác về thời gian…
5. Everest không phải là đỉnh núi cao nhất thế giới
Đỉnh Everest là ngọn núi cao nhất phía trên mực nước biển, nhưng nếu tính chiều cao của ngọn núi từ chân đến đỉnh thì ngọn núi cao nhất là Mauna Kea trên đảo Hawaii. Theo các số liệu được công bố, đỉnh Everest cao 8.848 mét phía trên mực nước biển. Trong khi đó, dù chỉ trồi lên 4.205 mét so với mặt nước biển, nhưng Mauna Kea ăn sâu thêm khoảng 6.004 mét xuống Thái Bình Dương, tức là hơn một nửa ngọn núi bị ngập chìm dưới nước. Tính tổng cộng, chiều cao của Mauna Kea là 10.209 mét, cao hơn 1.361 mét so với Everest.
6. Chim cánh cụt không phải là loài "chung thuỷ" nhất trong giới động vật
Chim cánh cụt được xem là một trong những loài chung thủy nhất trong giới động vật. Điều này chỉ đúng trong một mùa giao phối mà thôi, những con chim cánh cụt sẽ tìm tới và “chung thủy" với một bạn tình khác vào mùa sau.
Thông thường, đối với các loài chim cánh cụt, chúng chỉ chung thủy trong một mùa sinh sản mà thôi.
Tuy nhiên, bạn cũng khoan vội mất đi lòng tin nhé. Đối với loài chim cánh cụt Magellanic thì lại khác đấy. Các nhà khoa học đã phát hiện ra một đôi chim cánh cụt Magellanic sống với nhau 16 năm, không hề “ngoại tình”, dù mỗi năm có đến 6 tháng chúng sống hoàn toàn tự do.
Đáng nói là loài Magellanic chỉ cặp đôi với nhau trong mùa sinh sản. Còn lại trong 6 tháng sống di trú, chúng sống độc lập như từng cá thể riêng lẻ. Tuy nhiên khi trở về vùng đất sinh sản, chúng sẽ lại tìm đúng bạn tình và nơi xây tổ trước đó.
Theo lý thuyết, nếu không xảy ra sự cố (một trong hai con chết trước, chim mái không thể đẻ trứng…) thì một cặp chim Magellanic sẽ sống với nhau suốt đời. Thật đáng ngưỡng mộ phải không nào?
7. Dơi không bị mù
Bạn nghĩ rằng dơi bị mù? Rất nhiều sách đã nói đến điều này. Tuy nhiên, các nhà khoa học hiện đại cho biết thị lực của dơi rất tốt và nó phát huy vào ban ngày. Còn ban đêm, chúng dùng tiếng vang và sóng siêu âm để định vị con mồi.
8. Trái đất không xoay quanh Mặt Trời
Trái Đất không phải quay quanh Mặt Trời mà nó quay quanh một vùng trung tâm khối lượng của hệ Mặt Trời gọi là tâm tỉ cự (Barycenter). Thường thì trọng tâm này sẽ rơi vào trùng vào vị trí của Mặt Trời. Tuy nhiên, khi điểm tâm này không trùng với Mặt Trời thì Trái Đất chỉ xoay quanh một vùng không gian chứ không phải Mặt Trời.
9. Con người không chỉ sử dụng được 10% bộ não
Có phải con người chỉ sử dụng được 10 % não bộ?
10. Napoleon không phải là vị hoàng đế có chiều cao “khiêm tốn” như nhiều người nghĩ?
Napoleon hoàn toàn không lùn như lời đồn đại.
Nhà quân sự và chính trị gia xuất sắc người Pháp Napoléon Bonaparte (1769 – 1821) thực chất không phải là người có chiều cao khiêm tốn như nhiều người vẫn nghĩ. Ông cao 1,7 mét và chiều cao này là trung bình thời bấy giờ. Đến thời nay, chiều cao của ông thậm chí còn nhỉnh hơn chiều cao của cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy (cao 1,65 mét).
11. Nhiệt độ thoát ra trên cơ thể đều như nhau
Có nhiều người nghĩ rằng nhiệt độ ở một số nơi trên cơ thể sẽ thoát ra nhiệt nhiều hơn những vùng khác. Tuy vậy, điều này bị các nhà khoa học phủ nhận và cho rằng cánh tay, chân, toàn thân, và những nơi khác thì nhiệt độ đều thoát ra như nhau.
12. Trái Đất không phải là một hình tròn hoàn hảo
Trái đất xoay tròn với vận tốc khoảng 1.673,7km/h (tương đương gần 60% tốc độ của một viên đạn được bắn ra khỏi nòng súng), tạo ra quán tính khiến hai cực của hành tinh hơi phẳng dẹt nhưng làm xích đạo phình ra. Do hiện tượng ấm nóng lên toàn cầu và sự tan chảy của các sông băng (đồng nghĩa với việc ít sức nặng đè nén lên lớp vỏ Trái đất hơn), các nhà khoa học cho rằng, chỗ phình ở xích đạo hiện đang ngày càng tăng lên.
13. Máu người làm gì có màu xanh
Màu xanh lục mà bạn nhìn thấy ở tĩnh mạch không chứng minh máu chúng ta ở một số đoạn có màu xanh. Vì vậy hãy cứ yên tâm là máu chúng ta chỉ có màu đỏ thôi nhé.
14. Sét gây ra sấm
Sét chỉ là một luồng electron bắn ra từ đám mây tới đám mây hoặc từ mặt đất tới đám mây. Điều này sau đó đốt nóng không khí thành một ống plasma nóng gấp 3 lần bề mặt của mặt trời. Ống plasma đó làm giãn nở và co rút dữ dội không khí lân cận, tạo ra tiếng nổ đì đùng hoặc ầm ầm (sấm), chứ không phải bản thân luồng electron.
15. Chim mẹ bỏ chim non khi có tay người chạm vào
Thực ra chim có khứu giác rất kém nên tất nhiên sẽ không phát hiện được mùi của con người trên con non.
16. Hoa hướng dương không hẳn là lúc nào cũng hướng về phía ánh sáng Mặt Trời
Thực ra hoa hướng dương hoạt động trên đồng hồ sinh học nội tại của nó chứ không hẳn hướng về phía ánh sáng Mặt Trời.
Lâu nay, giới khoa học cho rằng ánh sáng mặt trời ắt hẳn đã kích hoạt một số cơ chế nào đó ở hoa hướng dương, cho phép loài hoa này dõi theo mặt trời từ lúc mọc đến khi lặn. Tuy nhiên, hoa hướng dương dõi theo Mặt Trời nhờ vào cơ chế đồng hồ sinh học chứ không hoàn toàn xoay theo ánh sáng như dự đoán trước đây. Các nghiên cứu mới đất phát hiện ra rằng hoa hướng dương không chỉ phản ứng với ánh sáng mà còn hoạt động dựa trên đồng hồ sinh học nội tại của nó.
17. Các chiến binh Viking không đội mũ có sừng
Hình tượng các chiến binh Viking đội mũ có sừng là hình ảnh đã được các họa sỹ sáng tác.
Trên thực tế, các họa sĩ dường như đã phóng tác vẽ thêm chiếc sừng trên mũ của những chiến binh dũng mãnh này. Chi tiết sừng trên mũ dường như được sáng tác theo xu hướng của thế kỷ XIX. Nó có thể được lấy cảm hứng từ sự sáng tác của các sử gia Hy Lạp và La Mã cổ đại ở Bắc Âu.
18. Bẻ khớp tay, chân gây viêm khớp, rạn xương
Rất nhiều người cho rằng, việc bẻ các khớp tay, chân, cổ, lưng gây viêm khớp hay rạn xương. Tuy nhiên, điều này chưa có cơ sở khoa học chính xác. Một nghiên cứu thực hiện trên 200 người có thói quen bẻ các khớp này trong nhiều năm liền đều cho ra kết quả không bị rạn xương hay viêm khớp như nhiều người vẫn lo nghĩ. Mặc dù vậy, các bạn cũng không nên lạm dụng việc bẻ các khớp này nhiều quá, vừa khiến mất thẩm mỹ (làm to bè phần khớp nối hay bị bẻ) lại có thể gây đau đớn nếu chúng ta làm quá mạnh.
19. Ăn cao su không mất nhiều năm để tiêu hoá như ta nghĩ
Nuốt phải kẹo cao su có phải nó sẽ "đóng đô" ở trong dạ dày đên 7 năm?
Khi còn nhỏ bạn đã bao giờ bị ai “dọa” rằng nuốt kẹo cao su sẽ bị dính trong bụng tới… 7 năm chưa? Thực chất, kẹo cao su cũng sẽ bị tiêu hóa cùng với thức ăn và sẽ “được tống khứ” trong vài ngày mà thôi!
(Nguồn: Tổng hợp)