Những sai lầm nghề nghiệp đôi khi bạn cũng nên thử

Hoàng Anh,
Chia sẻ

Trong suốt chặng đường phát triển sự nghiệp, có những lúc bạn mắc phải sai lầm. Một số sai lầm thậm chí còn cần thiết cho sự thành công của bạn trong tương lai bởi nó giúp bạn linh hoạt hơn, mở rộng tầm mắt hơn.

1. Không nắm bắt được cơ hội bất ngờ đến

Bạn có khoảng 30 giây để gây ấn tượng với một người nào đó khi lần đầu tiên gặp mặt, đó là lý do tại sao bạn cần phải hoàn thiện kỹ năng nắm bắt cơ hội thật nhanh. Khi còn làm việc tại Microsoft, Rajat Taneja – hiện là giám đốc điều hành tại Visa, đi cùng thang máy với GĐĐH nhưng lại không biết nói chuyện gì ngoài một lời chào xã giao. Như vậy, cơ hội đã đến với Rajat nhưng ông đã không biết nắm bắt.

Những sai lầm nghề nghiệp đôi khi bạn cũng nên thử 1
Cảm giác tiếc nuối vì vuột mất cơ hội sẽ khiến bạn nắm bắt chắc hơn những cơ hội đến sau - (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, chuyến đi trong thang máy ấy lại khiến ông nhận ra một bài học đáng giá. Trong kinh doanh, phải tận dụng tối đa những khoảnh khắc có thể. Thành công đôi khi lại đến từ những điều không định trước và không có kế hoạch trước. Một sai lầm nhỏ nhưng rút ra bài học lớn để đi tới thành công ở mức độ cao hơn, đôi khi đó cũng là điều cần thiết trên con đường sự nghiệp của bạn.

2. Không vạch ra kế hoạch sự nghiệp 5 năm

Hỏi về kế hoạch sự nghiệp 5 năm tới là một câu hỏi phổ biến của nhà tuyển dụng. Nhưng nhiều người không có hình dung cụ thể về những gì họ muốn làm, không có định hướng trong 5 năm nhưng họ vẫn thành công. Vivian Schiller, người đứng đầu trang mạng xã hội Twitter không bao giờ có một kế hoạch dài hạn cả.

"Không thiết lập một kế hoạch dài hạn lại cho tôi cái nhìn ở mọi hướng và tôi thực sự tin rằng thành công không nhất thiết phải đi kèm với một kế hoạch đã vạch ra mà cần có sự kiên nhẫn, một chút may mắn và niềm tin vào chính mình để lựa chọn những cơ hội mà mình cho là đúng".

3. Không chiến đấu đến cùng cho dự án của mình

Justin Rosenstein Asana có thể tung ra Google Drive vào năm 2006, nhưng ông không chiến đấu hết sức cho dự án của mình. Khi Rosenstein 22 tuổi, ông có ý tưởng cho "GDrive” nhưng ý tưởng của ông không được ủng hộ.

Những sai lầm nghề nghiệp đôi khi bạn cũng nên thử 2
Bạn phải bền bỉ và đấu tranh hết sức cho các dự án của mình - (Ảnh minh họa)

Rosenstein lúc đó không đủ tự tin để đấu tranh cho phát kiến của mình. Ông nói: "Tôi không có đủ tự tin là mình đúng. Tôi cũng không có sự ủng hộ để ảnh hưởng đến nhóm Google Docs , do đó tôi rời Google mà không hoàn thành dự án. Nhưng cuối cùng, Google đã đưa ra ứng dụng “GDrive” tích hợp năm năm sau đó".

Rosenstein học được rằng nếu bạn đang “sống chết" với một dự án, bạn cần phải hiểu rõ và thuyết phục mọi người bằng mọi cách, phải chiến đấu hết sức cho ý tưởng của mình.

4. Bị sa thải

Khi Steve Jobs ở độ tuổi 30, ông bị sa thải bởi ban giám đốc công ty và CEO John Sculley, người mà đích thân ông thuyết phục và mời về từ Pepsi Co. Trong bài phát biểu vào năm 2005 tại ĐH Stanford, Jobs nói: "Những gì tâm huyết nhất của toàn bộ cuộc đời tôi đã biến mất, chúng đã bị phá hủy…”

Khi Jobs trở lại Apple gần một thập kỷ sau, ông đã mang đến sự đổi mới của iPod, iPhone và iPad. Nếu như Steve Jobs không bị sa thải khỏi công ty của mình, ông chưa bao giờ trải qua "khủng hoảng tuổi trung niên " mà cuối cùng dẫn đến những phát minh như iPod , iPhone và iPad.

5. Mạo hiểm tất cả mọi thứ cho sự nghiệp

Những sai lầm nghề nghiệp đôi khi bạn cũng nên thử 3
Đôi khi, mạo hiểm sẽ mang đến thành công - (Ảnh minh họa)

Trao đổi với Business Insider, Cranston nói rằng, quyết định mạo hiểm nhất của anh là dấn thân với nghề này và sẵn sàng gạt bỏ mọi thứ, bất kể chuyện gì xảy ra cũng phải trở thành một diễn viên. Có lẽ, nếu không có sự táo bạo ấy, Bryan Cranston không bao giờ nổi tiếng trên thế giới như ngày nay.

Chia sẻ