Những quyền lợi bạn nên đàm phán với nhà tuyển dụng

Hoàng Anh,
Chia sẻ

Trong điều kiện suy thoái kinh tế như hiện nay, việc đàm phán mức lương cao là rất khó khăn. Bởi vậy, thay vì đòi hỏi một mức lương cao hơn, bạn có thể chọn những quyền lợi khác khi thương lượng với nhà tuyển dụng.

Một cuộc khảo sát do Career Builder tiến hành gần đây với gần 2.000 nhà tuyển dụng và 3.000 người lao động đã tiết lộ: hầu hết các ứng viên sẵn sàng thảo luận về những quyền lợi thay thế, chẳng hạn như lịch trình làm việc, thời gian nghỉ, chế độ phụ cấp... khi đàm phán về công việc với nhà tuyển dụng.

Thời gian làm việc

Bình thường, các công ty sẽ quy định giờ giấc và mọi người sẽ phải có mặt đủ 8 tiếng ở công sở. Tuy nhiên, nếu công việc không thực sự cần bạn phải ngồi tại văn phòng, bạn nên trao đổi luôn với nhà tuyển dụng về thời gian có mặt tại công ty. Bạn có thể xin đến trễ 1 tiếng hoặc về sớm 1 tiếng, miễn sao đừng "ăn bớt" quá nhiều thời gian và vẫn đảm bảo hoàn thành tốt công việc được giao. Bạn cũng nên đưa ra cam kết rõ ràng về thời gian thử thách, đồng thời đặt điều kiện rằng nếu thấy không ổn, nhà tuyển dụng có thể bàn bạc lại sau 1-2 tháng.

Những quyền lợi bạn nên đàm phán với nhà tuyển dụng 1
Bạn có thể xin đến trễ hoặc về sớm một chút so với giờ quy định - (Ảnh minh họa).

Ngoài ra, nhiều công ty khá khắt khe trong việc chấm công. Họ sẵn sàng trừ tiền khi nhân viên đi muộn 10-15 phút. Trong trường hợp này, bạn cũng có thể thương lượng để nhà tuyển dụng bớt chặt chẽ hơn.

Chế độ phụ cấp
Những quyền lợi bạn nên đàm phán với nhà tuyển dụng 2
Khoản phụ cấp ăn trưa cũng là một quyền lợi bạn có thể thương lượng cùng nhà tuyển dụng - (Ảnh minh họa).

Việc thương lượng để tăng mức lương cứng sẽ gặp nhiều khó khăn bởi các công ty thường quy định khoản lương cố định cho các vị trí cụ thể. Dù vậy, đừng vội vàng từ chối hay chê bai một công việc chỉ bởi lương thấp. Bạn vẫn có thể tăng thu nhập của mình thông qua các khoản phụ cấp như tiền ăn trưa, xăng xe, điện thoại, công tác phí... Đây là hướng đi của người tìm việc thông minh khi muốn tăng thu nhập.

Ngày nghỉ
Những quyền lợi bạn nên đàm phán với nhà tuyển dụng 3
Các chế độ nghỉ cuối tuần, lễ, Tết,... cũng nên được thương lượng - (Ảnh minh họa).

Chế độ nghỉ ngơi vào cuối tuần, ngày lễ, Tết... cũng cần được đảm bảo và bạn nên trao đổi thẳng thắn với người phỏng vấn ngay từ đầu. Thậm chí, nếu công ty không có quy định nghỉ thứ 7 hoặc khuyến khích nhân viên đi làm ngày thứ 7, nhưng nếu muốn nghỉ cuối tuần, bạn cứ thử thương lượng. 
Chia sẻ