Những quan niệm chưa đúng về dinh dưỡng
Bất kể thực phẩm nào cũng đều không tốt nếu dùng quá nhiều hoặc hạn chế hoàn toàn. Sau đây là một số điều nên và không nên trong dinh dưỡng mà bạn cần quan tâm.
Tiêu thụ từ 2-3 quả trứng/tuần không có hại cho sức khỏe
Dùng thực phẩm tinh lọc thay cho thực phẩm thô
Nguồn chất bột đường cung cấp năng lượng chủ yếu trong khẩu phần hàng ngày thường là gạo trắng, bún, mỳ, hủ tíu, phở… Nhưng qua quá trình chế biến hoặc xay xát, chúng bị loại bỏ hết phần bên ngoài chứa nhiều vi chất dinh dưỡng nhất. Ngũ cốc thô hoặc hạt toàn phần (bao gồm gọa lức, nếp lức, bắp, các loại đậu và một số loại hạt có chất béo như mè, hạt điều, hạt bí…) là những loại hạt còn nguyên lớp vỏ lụa bên ngoài, có khả năng kháng oxi hóa cao và hiệu quả hơn so với rau quả. Ăn ngũ cốc thô giúp bình ổn lượng CRP (C-reactive protein) trong máu- yếu tố biểu thị tình trạng viêm thành mạch máu. Nếu lượng mỡ bụng và CRP tăng nhanh sẽ gây bênh tiểu đường, đột quỵ. Đồng thời, gạo lức và hạt ngũ cốc thô giúp kiểm soát glucoza máu tốt, giúp dự phòng và hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường túyp 2.
Bỏ hẳn không ăn muối
Hạn chế ăn muối là tốt nhưng bỏ hẳn thì không nên. Đặc biệt nếu bạn bị cao huyết áp thì chỉ nên tiêu thụ khoảng ½ lượng muối so với mức bình thường. Nếu bỏ hẳn muối có khuynh hướng dẫn đến tình trạng rối loạn tiết dịch vì dạ dày và có nguy cơ gây mất nước trong cơ thể. Ngoài ra bạn cần duy trì thành phần muối nhất định trong máu nhờ vào thành phần natri, nguyên tố chủ yếu của muối ăn.
Tuyệt đối không uống rượu
Không nên, nếu mỗi ngày bạn uống 30g cồn tuyệt đối (60 – 65 gr rượu Vodka) sẽ có tác dụng bình ổn cấu trúc mỡ trong máu, giúp ngừa chứng xơ vữa động mạch. Đặc biệt, nếu bạn uống rượu vang đỏ tự nhiên hiệu quả ngừa bệnh sẽ càng cao. Ngoài rabạn có thể giải cảm với rượu vang đỏ.
Hải sản ăn nhiều thì tốt
Hải sản giàu khoáng chất, protein, acid béo omega-3 lại có hàm lượng chất béo bão hòa thấp, có thể ngăn ngừa hiện tượng máu vón cục, giảm huyết áp đồng thời là “vật liệu” chính giúp xây dựng các mô và tế bào trong cơ thể. Tuy nhiên, hầu như hải sản nào cũng đều chứa một hàm lượng thủy ngân (tùy thuộc vào loại và môi trường sống) nên nếu ăn quá nhiều, thủy ngân sẽ tích tụ lại trong máu. Mặc dù hàm lượng thủy ngân được loại bỏ khỏi cơ thể một cách tự nhiên nhưng để hàm lượng metyl thủy ngân giảm xuống đáng kể, bạn phải cần hơn một năm. Do đó có thể chất này vẫn có trong cơ thể một người trong thời gian khá dài.
Không đụng đến thức ăn chứa nhiều dầu mỡ
Chọn tiêu thụ dầu thực vật thay vì dùng dùng bơ
Giải pháp này giúp tăng cường sức khỏe của tim, vì trong dầu thực vật không chứa cholesterol. Tuy nhiên ăn bơ cũng giúp tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch và tốt cho thị giác, vì thế nên dùng 20 g bơ/ngày.
Ăn nhiều rau củ luôn tốt cho sức khỏe
Ăn rau luôn tốt, nhưng với điều kiện là rau sạch. Rau chứa ít calorie và thể tích lớn tạo cảm giác no, nhiều chất xơ và vitamin có lợi cho hệ tiêu hóa. Nhưng nếu bạn có vấn đề về bệnh đường tiêu hóa như viêm ruột kết, ăn nhiều rau sống sẽ bất lợi cho sức khỏe. Phụ nữ trẻ muốn giảm cân thường ăn toàn rau, điều này sẽ gây thiếu chất sắt trong cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bổ sung thành phần phụ cho cơ thể từ phô mai