Những nguyên nhân phổ biến gây bệnh lupus không phải ai cũng biết rõ
Chuyên gia giải thích các yếu tố như di truyền, hormone và môi trường đều có thể gây bệnh lupus.
George Stojan, chuyên gia da liễu kiêm phó giáo sư tại Đại học Johns Hopkins cho biết, các triệu chứng bệnh lupus ban đỏ có thể lành tính cũng có thể đến đe dọa tính mạng con người. Trong trường hợp nhẹ, chúng gây cứng khớp, sưng, nổi mẩn trên mặt, phát ban hình con bướm ở má và mũi, lở miệng.
Trong khi đó, những người mắc lupus nặng có thể co giật, sưng đau, tức ngực. Những cơn đau mãn tính là nguyên nhân khiến 65% người mắc lupus khó thể sống chung với căn bệnh này. Dưới đây là một số nguyên nhân gây bệnh lupus mà mọi người nên tham khảo để còn biết mà tránh:
Di truyền
Lupus có xu hướng di truyền trong gia đình. Trên thực tế, bạn có nguy cơ phải đối mặt với lupus cao gấp 20 lần so với người bình thường nếu có anh chị em mắc bệnh này. Theo Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, đột biến gen như TREX1 là một trong những nguyên nhân dẫn tới lupus.
Tuy nhiên, không phải tất cả những người mắc bệnh đều mang loại gen này. Người sở hữu gen nhạy cảm và không có các gen bảo vệ cũng có khả năng phải đối mặt với lupus nếu họ ở trong môi trường nhất định hoặc phơi nhiễm với tác nhân gây kích thích.
Chủng tộc
Lupus tác động khác nhau tới các nhóm dân tộc. Trên thực tế, căn bệnh này phổ biến gấp 2-3 lần ở phụ nữ da màu, bao gồm người Mỹ gốc Phi, người gốc Tây Ban Nha, người châu Á và người Mỹ bản địa. Một nghiên cứu vào năm 2014 đã xác định tỷ lệ mắc bệnh lupus ở phụ nữ da đen là 1/537.
Lupus có xu hướng phát triển sớm hơn ở phụ nữ da màu và dễ chuyển thành các biến chứng nghiêm trọng gây gia tăng nguy cơ tử vong. Theo Kenneth Offit, Trưởng ban Di truyền học tại Bệnh viện Denver Health (Mỹ), đây là yếu tố thuộc khó thể tránh khỏi.
Lupus có xu hướng phát triển sớm hơn ở phụ nữ da màu và dễ chuyển thành các biến chứng nghiêm trọng gây gia tăng nguy cơ tử vong.
Hormone
Nhìn chung, phụ nữ có nhiều khả năng mắc lupus hơn so với nam giới. Chín trong số mười người được chẩn đoán mắc bệnh này thường là phụ nữ từ 15-44 tuổi. Nguyên nhân là do phái đẹp sở hữu nhiều hormone như estrogen và prolactin có thể khiến quá trình chống viêm mất cân bằng.
Nghiên cứu tại Trường Y Baylor cũng phát hiện ra, những phụ nữ tiến hành điều trị bằng estrogen như dùng thuốc tránh thai hoặc liệu pháp thay thế hormone có nguy cơ mắc lupus cao.
Tia cực tím
Tia cực tím phá hủy tế bào của con người và những người mắc lupus rất nhạy cảm với loại tia này. Cliff Bassett, bác sĩ y khoa kiêm người sáng lập tổ chức Allergy and Asthma Care tại New York cho biết, dù chưa được xác định là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh, tia UV làm biến đổi các tế bào da, khiến hệ thống miễn dịch nhận lầm đây là mối đe dọa.
Hơn nữa, tia cực tím có khả năng dẫn tới đột biến, gián tiếp thúc đẩy sự phát triển của bệnh tự miễn. Loại tia này còn kích thích keratin bên trong các tế bào da để tạo nhiều chất trung gian gây viêm.
Tia cực tím phá hủy tế bào của con người và những người mắc lupus rất nhạy cảm với loại tia này.
Phơi nhiễm chất độc
Bụi silic trong một số loại bột tẩy và khói thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh lupus. Những người tiếp xúc với silic tại nơi làm việc như trong mỏ khai thác hoặc sản xuất thủy tinh phải đối mặt với căn bệnh này cao gấp 2-5 lần người thường. Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra mối liên hệ giữa thủy ngân, thuốc trừ sâu và khói thuốc với lupus.
Nhiễm trùng
Các bệnh nhiễm virus có liên quan đến lupus bao gồm parvovirus ở người, virus herpes đơn dạng và Epstein-Barr, một loại virus gây bệnh bạch cầu. Các chuyên gia và nhà khoa học tin rằng những kháng thể được tạo ra sau bạn phơi nhiễm với virus có thể tạo nên phản ứng bất thường trong hệ miễn dịch.
Sau 20 tuổi, khoảng 90% người Mỹ tiếp xúc với Epstein-Barr nên hầu như tất cả những người mang loại virus này đều mắc bệnh lupus. Đây chỉ là một trong những yếu tố góp phần thúc đẩy sự phát triển của loại bệnh tự miễn này.
Các bệnh nhiễm virus có liên quan đến lupus bao gồm parvovirus ở người, virus herpes đơn dạng và Epstein-Barr, một loại virus gây bệnh bạch cầu.
Thay đổi khí hậu
Những thay đổi về môi trường, gió, áp suất khí quyển, độ ẩm và nhiệt độ liên quan chặt chẽ với các lần bùng phát lupus. Hít phải bụi bẩn, hạt mịn có thể ảnh hưởng tới phổi trong khi thay đổi nhiệt độ sẽ tác động trực tiếp tới những đợt phát ban. Về cơ bản, bạn có thể dự đoán vấn đề này và tìm cách ngăn ngừa các triệu chứng trước khi chúng tấn công.
Stress có thể không gây lupus nhưng chúng sẽ khiến những người mắc bệnh này đều cảm thấy tồi tệ hơn. Thông thường, bệnh nhân mắc lupus trải qua những lần biến động cảm xúc lớn như có tang lễ hoặc ly hôn cũng như căng thẳng về thể chất như phẫu thuật hoặc chấn thương có thể khiến triệu chứng bùng phát mạnh mẽ.
Để hiểu hơn về căn bệnh LUPUS BAN ĐỎ và biết cách PHÒNG BỆNH, xem thêm TẠI ĐÂY.
(Nguồn: Pre)