Biểu hiện của bệnh lupus ban đỏ - bệnh miễn dịch có thể gây biến chứng nguy hiểm đến toàn bộ cơ thể

MT,
Chia sẻ

Bệnh lupus ban đỏ có biểu hiện và gây biến chứng trên khắp các hệ cơ quan trong cơ thể. Nếu không được điều trị và can thiệp tích cực, lupus đôi khi đe dọa cả tính mạng.

Lupus ban đỏ hệ thống hay lupus ban đỏ là bệnh tự miễn, làm viêm mô liên kết và có thể tổn hại đến các cơ quan khác trong cơ thể. Bệnh xảy ra khi hệ miễn dịch tự sản xuất kháng thể tự tấn công vào các cơ quan trong cơ thể.

Lupus ban đỏ được thành 2 thể chính là: Lupus ban đỏ dạng đĩa và lupus ban đỏ hệ thống, Lupus ban đỏ hệ thống là một bệnh thường gặp trong các bệnh lý tự miễn.

Theo thống kê, trong số các bệnh nhân bị lupus ban đỏ, 90% là nữ giới. Lứa tuổi thường gặp là từ 15 đến 50 tuổi và bệnh chiếm tỷ lệ 50/100.000 dân.

benh-lupus-ban-do-1

Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai, nơi chủ yếu tiếp nhận điều trị bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống ở các tỉnh phía bắc, bệnh nhân mắc bệnh này vào điều trị tại trung tâm luôn chiếm số lượng đông nhất với 400-500 người mỗi năm, chiếm hơn 1/3 tổng số bệnh nhân điều trị nội trú.

Biểu hiện của bệnh lupus ban đỏ

Các triệu chứng của lupus ban đỏ hệ thống có thể xuất hiện đột ngột hoặc từ từ sau nhiều tháng, nhiều năm. Do ảnh hưởng đến hầu hết các cơ quan trong cơ thể nên triệu chứng của bệnh hết sức đa dạng và thường nặng lên vào các tháng mùa đông. Có lẽ do hậu quả của sự tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời trong thời gian mùa hè trước đó.

Hơn 90% số bệnh nhân đến khám có các biểu hiện không đặc hiệu như:

- Gầy sút cân

- Mệt mỏi

- Sốt nhẹ

- Rụng tóc

- Viêm loét miệng

- Đau các khớp

- Đau mỏi cơ

- Rối loạn kinh nguyệt

- Khoảng 3/4 số bệnh nhân thấy nổi các ban đỏ bất thường trên da, trong đó hay gặp nhất là ban cánh bướm ở mặt, một dấu hiệu rất đặc trưng của lupus ban đỏ hệ thống (ban đỏ ở 2 gò má bắc cầu qua sống mũi).

benh-lupus-ban-do-2

Một số triệu chứng thường xuất hiện trong giai đoạn toàn phát của bệnh ở khoảng 50-85% số bệnh nhân và là những nguyên nhân chủ yếu gây tử vong bao gồm:

- Những tổn thương nội tạng như ở tim (tràn dịch màng tim, viêm cơ tim)

- Tổn thương ở phổi (tràn dịch màng phổi, viêm phổi)

- Tổn thương ở thận (viêm cầu thận

- Tổn thương hệ thần kinh (co giật, rối loạn tâm thần)

- Tổn thương ở hệ tạo máu (thiếu máu, xuất huyết)

Các triệu chứng này thường diễn biến thành từng đợt xen kẽ giữa những thời gian lui bệnh.

Trong giai đoạn đầu của bệnh, các triệu chứng thường mơ hồ và giống với nhiều bệnh lý khác cho nên kể từ lúc có những triệu chứng đầu tiên cho đến khi bệnh được chẩn đoán chính xác có thể phải mất vài năm.

benh-lupus-ban-do-3

Làm cách nào để hạn chế diễn tiến của bệnh lupus ban đỏ

Người bị mắc bệnh lupus ban đỏ hệ thống cần có một cuộc sống lành mạnh, năng vận động, ít sang chấn tâm lý. Ngoài ra, cần tránh tối đa việc tiếp xúc với tia tử ngoại trong ánh nắng mặt trời vì nó thường khởi phát hoặc làm cho bệnh nặng hơn. Việc ngừng đột ngột các thuốc, đặc biệt corticosteroid cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng nghiêm trọng của bệnh nên cũng cần được tránh.

Bạn có thể kiểm soát tốt tình trạng bệnh của mình bằng cách:

- Không hút thuốc: Hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và có thể làm trầm trọng thêm các tác động của lupus về tim và mạch máu của bạn;

- Có chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung vitamin D và omega-3: Đôi khi bạn cần kiêng cữ với một chế độ ăn uống, đặc biệt là nếu bạn huyết áp cao, suy thận hoặc gặp các vấn đề tiêu hóa;tập thể dục đều đặn để cơ thể tăng sức dẻo dai và đề kháng tốt hơn;

- Tránh tiếp xúc ánh nắng trực tiếp: Bạn có thể dùng kem chống nắng có SPF 50 hoặc cao hơn nếu bắt buộc phải đi ra ngoài;

- Dùng thuốc theo chỉ dẫn, gọi bác sĩ nếu gặp tác dụng phụ của thuốc.

Để hiểu thêm về bệnh lupus ban đỏ, xem thông tin tại đây.

Chia sẻ