Những người thường xuyên ăn 3 loại thực phẩm này, nguy cơ bị nhồi máu cơ tim rất cao
Nhồi máu cơ tim là một trong những bệnh tim mạch cấp tính nghiêm trọng, hiện nay có rất nhiều người bị nhồi máu cơ tim, và thủ phạm chính là thói quen ăn uống.
Tim là cơ quan có vai trò bơm máu đi nuôi cơ thể. Tim được nuôi dưỡng từ 2 nhánh mạch máu chính là động mạch vành phải và động mạch vành trái. Nhồi máu cơ tim xảy ra khi đột ngột tắc hoàn toàn hoặc 1 phần 1 trong 2 nhánh mạch máu này hoặc cả 2 nhánh. Nếu 1 vùng cơ tim bị chết do thiếu máu, lúc này chức năng bơm máu của tim không còn toàn vẹn như trước gây nên các hậu quả như suy tim, sốc tim, đột tử do tim,...
Với sự cải thiện đáng kể mức sống của cư dân trong những năm gần đây, cấu trúc trong chế độ ăn uống cũng đã thay đổi, mối quan hệ giữa thực phẩm và nhồi máu cơ tim cũng ngày càng trở nên mật thiết. Những người thường xuyên ăn 3 loại thực phẩm dưới đây, nguy cơ bị xơ vữa động mạch và hẹp động mạch tăng nhanh hơn, rất dễ bị nhồi máu cơ tim.
Ba loại thực phẩm ăn càng ít càng tốt
1. Bộ phận nội tạng động vật
Nội tạng động vật cũng nhiều chất béo bão hòa và cholesterol, thường xuyên ăn sẽ làm tăng mỡ máu và có hại cho tim mạch. Ăn nhiều nội tạng động mạch khiến hàm lượng cholesterol và chất béo trung tính trong tuần hoàn máu tăng và lắng đọng trong thành mạch máu, lúc này sẽ hình thành các mảng xơ vữa động mạch và mảng bám sẽ tiếp tục tích tụ trong lòng mạch máu, gây hẹp và thậm chí tắc nghẽn mạch máu, từ đó sẽ gây ra nhồi máu cơ tim.
Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo chỉ nên bổ sung lượng chất béo bão hòa bằng 5-6% lượng calo tiêu thụ hàng ngày. Đây là lý do người Mỹ không ăn hoặc ăn rất ít nội tạng. Ngoài ra, các cơ quan nội tạng của động vật cũng thuộc về thức ăn có hàm lượng purine cao, sẽ khiến nồng độ axit uric trong máu tăng lên và gây ra bệnh gút.
2. Thức ăn nhiều muối
Nồng độ muối của các chất dịch trong cơ thể là ổn định. Vì thế khi ăn nhiều muối làm tăng áp lực thẩm thấu trong máu, cơ thể sẽ phải cần thêm nước để duy trì ổn định nồng độ dịch thể. Đáp ứng với yêu cầu này, cảm giác khát nước sẽ xuất hiện làm cho người ăn mặn phải uống nhiều nước, điều này đồng nghĩa với việc tăng dung lượng máu và tăng áp lực lên thành mạch. Hiện tượng này kéo dài sẽ làm tăng huyết áp.
Do đó, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo nên hạn chế lượng muối đi vào cơ thể và lượng muối hàng ngày cho mỗi người không được vượt quá 5g. Mặc dù 75,8% lượng muối ăn hàng ngày của người dân đến từ việc thêm nếm muối trong quá trình nấu ăn, nhưng cũng có rất nhiều những thực phẩm chứa lượng muối cao như dưa chua, giăm bông, xúc xích, cá khô và các loại thực phẩm ngâm.
Ăn quá nhiều những thực phẩm này sẽ khiến lượng muối hấp thu trong cơ thể tăng cao, từ đó gây ra tình trạng cao huyết áp. Bệnh cao huyết áp có thể dẫn đến các biến chứng như bệnh tim mạch vành, xơ cứng động mạch và cũng rất dễ dẫn đến nhồi máu cơ tim.
3. Thực phẩm nhiều đường
Mặc dù đường glucose là một trong ba chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể con người, nhưng ăn quá nhiều cũng có thể gây hại cho cơ thể. Lượng đường dư thừa được chuyển thành chất béo trong gan và được lưu trữ dưới da, làm tăng nguy cơ bị béo phì. Mặt khác, làm tăng nguy cơ bị bệnh tiểu đường, những điều này đều mang lại những tác hại lớn cho hệ thống tim mạch, cũng là nguyên nhân dẫn đến nhồi máu cơ tim.
Nguồn QQ