1. Người phụ nữ có làn da màu bạc
Làn da màu bạc của bà Rosemary
Bà Rosemary Jacobs, 71 tuổi, sống tại bang Vermont, Mỹ đã phải sống chung với căn bệnh nhiễm độc muối bạc suốt hơn 60 năm trời. Năm 11 tuổi, bà Rosemary sử dụng một loại thuốc nhỏ mũi có chứa thành phần bạc keo (Colloidal Silver - CS) để chữa dị ứng theo chỉ định của bác sĩ.
Kể từ đó, làn da của bà Rosemary bắt đầu có dấu hiệu chuyển sang màu bạc. 4 năm sau đó, bà Rosemaryđược chẩn đoán nhiễm độc muối bạc. Đến năm 36 tuổi, bà Rosemary đã trải qua liệu trình mài mòn da nhưng cũng không có kết quả.
2. Cô gái có làn da đỏ rực
Cô Carly Findlay
Ngay từ lúc mới sinh, cô Carly Findlay đến từ Melbourne, Úc đã mắc phải hội chứng Netherton và viêm tróc mảng, khiến làn da của cô trở nên đỏ rực, bong tróc khó coi. Trung bình, phải 800.000 người mới có 1 người mắc phải hội chứng này.
Những người mắc phải hội chứng này sẽ sở hữu làn da đỏ rực, ngứa, bong tróc rất khó chịu. Và họ thường phải tắm 2 lần/ngày trong bồn tắm khử trùng để tránh nhiễm bệnh. Hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra thuốc chữa cho căn bệnh nguy hiểm này.
3. Em bé có làn da màu xanh
Bé gái Ngữ Đồng, 4 tuổi sống tại Diêm Thành, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc mắc bệnh máu trắng cấp tính. Em đã được làm phẫu thuật cấy ghép tế bào máu, nhưng do lượng bilirubin trong cơ thể ngày càng nhiều nên làn da của em bắt đầu chuyển sang màu xanh lá mạ.
Làn da Ngữ Đồng có màu xanh lá mạ.
Theo các chuyên gia, tỉ lệ người bệnh có làn da xanh như Ngữ Đồng rất ít. Trên thế giới chỉ có 2 đến 3 trường hợp như vậy. Lượng bilirubin trong cơ thể Ngữ Đồng ngày càng tăng cao tới mức khó kiểm soát. Được biết, ở cơ thể người thường, lượng bilirubin chỉ là 40 đơn vị nhưng cơ thể bé đã lên tới 600 đơn vị. Từ biến sắc vàng, hiện giờ làn da của bé đã chuyển sang màu xanh. Đến nay, các bác sĩ vẫn chưa tìm ra phương pháp nào hữu hiệu để chữa trị cho bé.