"Những đứa trẻ mang bầu" của Dạ Miêu gây tranh cãi, lại nhớ những câu chuyện kinh hãi ẩn sau loạt ảnh chụp các nạn nhân trẻ em bị tấn công tình dục
Những tấm hình về quấy rối tình dục thực sự gây ám ảnh đã cho thấy một góc tối của xã hội, nơi những em bé phải chịu đựng tổn thương sâu sắc cả về thể chất lẫn tinh thần.
Nạn ấu dâm quấy rối tình dục đã và đang là nỗi nhức nhối của toàn xã hội, không chỉ Việt Nam mà ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Nỗi đau về thể xác là thứ mà các nạn nhân cảm nhận được đầu tiên, và sau đó là tinh thần suy sụp, những rối nhiễu tâm lý, khủng hoảng mà đôi khi bám theo trẻ cả đời. Dù thế nào, cứ nhắc đến lạm dụng tình dục là nhắc đến một nỗi đau khó hàn gắn.
Từ nhiều năm, đã có nhiều dự án, nhiều bộ ảnh được các tổ chức thực hiện, góp tiếng nói vào việc lên án mạnh mẽ những tên yêu râu xanh, cảnh báo ý thức của cộng đồng cũng như chia sẻ nỗi đau với các nạn nhân. Và khi mạng xã hội vẫn chưa thôi tranh cãi xung quanh dự án ảnh "Những đứa trẻ mang bầu" do nhiếp ảnh gia Dạ Miêu thực hiện, dân mạng Việt lại đặc biệt chú ý đến những hình ảnh khác cùng chủ đề.
Được giới thiệu trong cuốn sách "My Piece of Sky: Stories of Child Sexual Abuse" (Khoảng trời nhỏ của tôi: Những câu chuyện lạm dụng tình dục trẻ em), những bức ảnh của nhiếp ảnh gia người Thụy Sĩ Mariella Furrer kể về những trường hợp bị xâm hại có thật mà cô đã có dịp gặp gỡ, tiếp xúc.
Nữ tác giả Mariella Furrer, người thực hiện cuốn sách về trẻ em "My Piece of Sky: Stories of Child Sexual Abuse".
Bìa cuốn sách đã được xuất bản.
Mariella Furrer đã tự mình thực hiện dự án về lạm dụng và quấy rối tình dục cũng như bạo hành trẻ em này trong suốt 10 năm. Một thập kỷ trôi qua đó, Furrer đã dành riêng 4 năm cho các em bé ở châu Phi. Cô đã được tiếp xúc với không biết bao nhiêu trường hợp trẻ em bị xâm hại và ghi lại những khoảnh khắc thực sự ám ảnh.
Một số tấm ảnh được thực hiện tại Teddy Bear Clinic for Abused Children (Phòng khám gấu Teddy), nơi có đội ngũ bác sĩ và chuyên gia tâm lý dành riêng cho các bé bị lạm dụng ở Johannesburg, Nam Phi; một số khác được thực hiện tại chính hiện trường xảy ra vụ việc; và còn rất nhiều các tình huống khác mà chỉ những người thực sự tâm huyết như Furrrer mới có thể nhìn thấu và đồng cảm được.
Bé gái cùng chú búp bê của mình bước ra khỏi phòng khám "Gấu Teddy". Bức ảnh nhòe nhoẹt được chụp vội cho thấy dáng đi lầm lũi tội nghiệp của cô bé. Thật ám ảnh.
Một bé gái đang cố gắng thoát ra khỏi phòng bác sĩ trước khi được khám. Một người anh em họ hàng 9 tuổi đã thừa nhận chơi "trò chơi tình dục" với cô bé. Cậu bé này sau đó cũng bị phát hiện tự lạm dụng chính mình và cả hai đều đã được gửi đến phòng khám để được tư vấn.
Một em bé đang vẽ tranh trên tường ở phòng khám Teddy.
Một bác sĩ nhi khoa bắt đầu kiểm tra y tế cho một bé gái 2 tuổi rưỡi bị một người đàn ông sống cùng nhà với gia đình lạm dụng tình dục. Ông ta cho cô bé kẹo và trái cây. Mẹ bé nhận ra có điều gì đó không ổn vì con gái mình bỗng trở nên hiếu động và mô tả các tư thế tình dục. Cô bé đã bị xâm hại bằng ngón tay hoặc dương vật... Khi bé được yêu cầu nằm xuống để kiểm tra y tế, bé đã dạng chân ra như đã được huấn luyện bởi người đàn ông.
Đôi chân bị rạch chằng chịt có đến 200 vết của Susanna, một cô gái 24 tuổi bị lạm dụng suốt 18 năm trời. Susanna bị mắc chứng rối loạn đa nhân cách, tự rạch mình như một cách để đối phó lại những thương tổn trong tâm hồn mình.
Một bé gái 10 tuổi nhận được một cái ôm sau khi nói chuyện với chuyên gia giáo dục. Cô bé bị anh trai và 2 người bạn hãm hiếp, sàm sỡ và buộc phải quan hệ tình dục bằng miệng từ khi 6 tuổi. Bé bị nghi ngờ mắc bệnh lậu. Chị gái 16 tuổi của bé cũng bị buộc phải quan hệ tình dục với nhóm thanh niên này.
Một cô bé động viên người bạn của mình, người bị cưỡng hiếp cùng một cô bé khác trong buổi đi chơi ở trường. Ảnh chụp tại bệnh viện đa khoa thành phố Johannesburg.
Các thành viên của Liên đoàn Phụ nữ ANC cầm biểu ngữ trong đám tang của bé Sápbongile Mokoena, 3 tuổi, bị hãm hiếp và giết hại vào ngày 8 tháng 11 năm 2003.
Sau khi xem những trích đoạn ảnh về quấy rối tình dục này của Furrer, nhiều độc giả Việt đã liên tưởng tới bộ ảnh "Những đứa trẻ mang bầu" được đề cập ở phía trên. Một số ý kiến cho rằng tác giả Furrer đã thực sự tinh tế khi đều che đi nhân diện của các bé gái và cũng không đóng logo to trên ảnh. Điều này khác với cách mà bộ ảnh được thực hiện bởi MC Công Tố và Dạ Miêu.
Mặc dù vậy, cũng có nhiều độc giả cho rằng việc so sánh này có phần hơi khập khiễng. Bởi một bên là tác giả chụp nạn nhân thật nên việc giấu danh tính cũng như nhân diện là điều dễ hiểu; bên còn lại là ảnh diễn và đã được sự đồng ý của các diễn viên cũng như người bảo trợ nên việc lộ mặt cũng là điều đã được tính toán và dự trù từ trước.
Những luồng ý kiến này hiện vẫn còn đang gây tranh cãi khá mạnh trên mạng xã hội, và số người trung lập thì đều cho rằng dù gì cả hai đều có mặt tích cực của nó, đều phản ánh sự thật đau lòng, đều làm tăng nhận thức và hi vọng có sự trừng phạt đích đáng từ pháp luật. Tuy nhiên, rất mong các dự án sau này, dù là của ai cũng nên được tính toán kỹ càng các khả năng có thể xảy đến nhằm đảm bảo trọn vẹn ý đồ của người thực hiện.
Ngoài những bức hình chụp các bé bị xâm hại, tác giả Furrer còn thực hiện nhiều tấm ảnh khác về các em bé bị bạo hành, hay thậm chí là giết hại.
Chris, một cậu bé 9 tuổi được đưa đến Đơn vị Bảo vệ Trẻ em của Cảnh sát để lấy lời khai. Chris đã bị đánh đập tàn nhẫn bằng ống kim loại và gậy bởi một nhóm bạn mà cậu chơi cùng, sau đó trói cậu vào cây qua một đêm.
Fargu, chú chó trong Đội Tìm kiếm & Cứu nạn thuộc cảnh sát ở Soweto, đang tham gia tìm kiếm bé trai 7 tuổi có tên Kamogelo "Kamo" Sekome trên sông.
Các tình nguyện viên từ khắp Pretoria đang suy nghĩ kỹ trước khi bắt đầu cuộc tìm kiếm bé 7 tuổi Sheldean.
Bạn bè và người thân an ủi Lebohang Mokoena, người dì của bé Sbbongile, 3 tuổi bị mất tích.
Mọi người phản đối bên ngoài tòa án Pretoria Magistrate nơi Andrew Jordaan xuất hiện và bị buộc tội giết người. Hắn ta đã thừa nhận giết bé Sheldean Human, 7 tuổi.
Một bạn học của Sheldean Human khóc trong lễ tưởng niệm của cô bé.
Nguồn ảnh: Roadsandkingdoms