Những dấu hiệu tăng nồng độ progesteron - hormone quan trọng trong kì kinh nguyệt: Chị em cần nhận biết ngay để ngăn chặn kịp thời

Hồng Quân,
Chia sẻ

Nồng độ progesteron cần phải cân bằng với nồng độ estrogen trong kỳ kinh nguyệt. Dư thừa progesteron có thể làm chu kỳ kinh nguyệt xảy đến bất thường, gây ảnh hưởng xấu tới quá trình hoạt động của một số cơ quan như tuyến thượng thận.

Progesteron là một loại hormone đóng vai trò quan trọng trong chu kỳ kinh nguyệt và mang thai. Nồng độ hormone này thay đổi thất thường khi cơ thể chuẩn bị cho quá trình rụng trứng và hành kinh.

Nồng độ progesteron cần phải cân bằng với nồng độ estrogen trong kỳ kinh nguyệt. Dư thừa progesteron có thể làm chu kỳ kinh nguyệt xảy đến bất thường, gây ảnh hưởng xấu tới quá trình hoạt động của một số cơ quan như tuyến thượng thận.

Kì kinh nguyệt và sức khỏe bị chi phối bởi các loại hormone nằm sâu trong cơ thể. Vì vậy, bạn khó thể tìm ra nguyên nhân khiến bản thân sở hữu quá nhiều progesteron. Dưới đây là một số dấu hiệu có thể giúp bạn nhận biết được tình trạng này:

Những dấu hiệu tăng nồng độ progesteron - hormone quan trọng trong kì kinh nguyệt: Chị em cần nhận biết ngay để ngăn chặn kịp thời - Ảnh 1.

Progesteron là một loại hormone đóng vai trò quan trọng trong chu kỳ kinh nguyệt và mang thai.

Tăng cân

Một trong những dấu hiệu phổ biến nhất khi cơ thể sở hữu quá nhiều progesteron là tăng cân. Một nghiên cứu đến từ Tạp chí Physiology & Behavior đã chỉ ra, những người điều trị các ảnh hưởng của thời kì tiền mãn kinh bằng việc bổ sung progesteron có khả năng tăng cân cao. Trong khi đó, những người sử dụng cả estrogen và progesteron lại không ảnh hưởng tới cân nặng.

Mệt mỏi

Cơ thể chứa quá nhiều progesteron sẽ làm bạn mệt mỏi cả ngày. Dù đây có thể là dấu hiệu của rất nhiều vấn đề về sức khỏe khác, mệt mỏi thường được bắt nguồn từ hiện tượng dư thừa loại hormone này.

Theo Tạp chí Neurobiology of Stress, những phụ nữ sở hữu nồng độ progesteron cao dễ dàng mệt mỏi hơn những người khác. Hiện tượng này xuất hiện trước kì kinh nguyệt có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang dư thừa hormone.

Những dấu hiệu tăng nồng độ progesteron - hormone quan trọng trong kì kinh nguyệt: Chị em cần nhận biết ngay để ngăn chặn kịp thời - Ảnh 2.

Cơ thể chứa quá nhiều progesteron sẽ làm bạn mệt mỏi cả ngày.

Giận dữ

Nồng độ progesteron cao cũng có thể tạo nên cảm giác bực bội, khó chịu và giận dữ trước kỳ kinh nguyệt 2 tuần.

Một số nghiên cứu tại Trung tâm y tế San Francisco (Hoa Kỳ) đã chỉ ra, dư thừa loại hormone này có thể ảnh hưởng tới tâm trạng của bạn. Bác sĩ phụ khoa Sundström Poromaa tại Bệnh viện Buchinger (Đức) cho biết, tức giận, dễ cáu kỉnh và thay đổi cảm xúc là các triệu chứng rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (PMDD). Hiện tượng này xảy ra trong chu kỳ kinh nguyệt khi nồng độ progesterone đang ở mức cao nhất.

Thay đổi tâm trạng

Dư thừa progesteron có thể ảnh hưởng tới tâm trạng của bạn. Theo Tạp chí Frontiers in Neuroscience, dấu hiệu rõ ràng nhất khi nồng độ hormone mất cân bằng là thay đổi tâm trạng theo chiều hướng tiêu cực. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra progesterone có khả năng ảnh hưởng đến các chất dẫn truyền thần kinh trong não. Vì vậy, hiện tượng này sẽ gây nên các trạng thái tâm lý như sợ hãi, lo lắng, bồn chồn, cáu gắt.

Những dấu hiệu tăng nồng độ progesteron - hormone quan trọng trong kì kinh nguyệt: Chị em cần nhận biết ngay để ngăn chặn kịp thời - Ảnh 3.

Dư thừa progesteron có thể ảnh hưởng tới tâm trạng của bạn.

Làm trầm trọng các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích

Nếu mắc hội chứng ruột kích thích, bạn có thể nhận thấy các triệu chứng của bệnh trầm trọng hơn khi cơ thể sở hữu quá nhiều progesterone.

Theo Tạp chí Journal of Gastroenterology, progesterone và estrogen có khả năng ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Hiện tượng này làm gia tăng các cơn đau dạ dày, đầy bụng và tiêu chảy.

Khi gặp phải tình trạng này, bạn có thể bổ sung lợi khuẩn probiotic hoặc tiêu thụ dầu bạc hà để hạn chế các triệu chứng tăng nặng thêm.

Giảm ham muốn tình dục

Giảm ham muốn tình dục là một trong những dấu hiệu của hiện tượng dư thừa progesterone. Tạp chí BMC Women's Health đã chỉ ra, ham muốn tình dục có liên quan đến nồng độ hormone trong cơ thể. Phụ nữ ngủ nhiều hơn và quan hệ tình dục ít đi khi nồng độ progesterone tăng cao.

Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác lại cho biết lượng hormone progesteron tăng cao sẽ đem lại tác động tích cực khi quan hệ.

Những dấu hiệu tăng nồng độ progesteron - hormone quan trọng trong kì kinh nguyệt: Chị em cần nhận biết ngay để ngăn chặn kịp thời - Ảnh 4.

Giảm ham muốn tình dục là một trong những dấu hiệu của hiện tượng dư thừa progesterone.

Tăng cảm giác thèm ăn

Nồng độ progesterone tăng cao có thể khiến bạn cảm thấy thèm ăn và có xu hướng "ăn bất cứ lúc nào bản thân muốn". Vì vậy, bạn rất khó thể giảm cân khi mất cân bằng hormone.

Các nhà nghiên cứu đến từ Tổ chức y tế phụ nữ Missouri đã chỉ ra, mối quan hệ giữa việc dư thừa hormone với ăn uống. Họ nhận thấy, cảm giác thèm ăn tăng cao nhất khi nồng độ progesterone đạt mức kỉ lục trong kỳ kinh nguyệt.

Stress

Ngoài việc tạo ra những thay đổi về tâm trạng và cảm xúc, dư thừa progesterone cũng có thể gây stress. Sherry Ross, nhà dược sĩ học phụ khoa kiêm chuyên viên chăm sóc sức khỏe phụ nữ tại trung tâm Santa Monica, California đã chỉ ra, mối quan hệ mật thiết giữa nồng độ progesterone với nồng độ hormone gây căng thẳng cortisol.

Tuy nhiên, một số nghiên cứu tại Đại học Michigan cho thấy, bổ sung progesterone khi cơ thể sở hữu ít hormone này lại có thể làm giảm stress.

Những dấu hiệu tăng nồng độ progesteron - hormone quan trọng trong kì kinh nguyệt: Chị em cần nhận biết ngay để ngăn chặn kịp thời - Ảnh 5.

Ngoài việc tạo ra những thay đổi về tâm trạng và cảm xúc, dư thừa progesterone cũng có thể gây stress.

Gia tăng cảm giác đau đớn

Tăng cảm giác đau là một trong những dấu hiệu của hiện tượng dư thừa progesterone.

Hormone có khả năng tác động tới sự cảm nhận đau đớn của bộ não. Theo Tạp chí Reviews in Pain, phụ nữ mang thai có thể phải đối mặt với các triệu chứng đau lưng, chứng rối loạn khớp thái dương hàm nặng hơn khi progesterone đang ở mức cao nhất.

(Nguồn: Healthyandnaturalworld)

Chia sẻ