Những bóng hồng đang "khuấy đảo" bầu trời

HT (tổng hợp),
Chia sẻ

Không ít bóng hồng xinh đẹp đã cố gắng vượt qua những yêu cầu cao về thể lực cũng như lịch làm việc căng thẳng... để trở thành nữ phi công và thỏa mãn ước mơ làm chủ bầu trời

Nữ cơ phó xinh đẹp gây sốt cộng đồng mạng - Trần Trang Nhung

Những ngày gần đây, hình ảnh nữ cơ phó xinh đẹp Trần Trang Nhung đang gây sốt trong cộng đồng mạng. Mê làm phi công, cô gái Hà Nội một mặt vẫn nộp hồ sơ vào Đại học Bách Khoa theo ý gia đình, một mặt vẫn dự tuyển làm phi công. Thế nhưng khi nhận được kết quả trúng tuyển của cả hai trường cùng lúc, Trang Nhung này đã quyết định đi theo tiếng gọi của đam mê.

Những bóng hồng đang
Cơ phó xinh đẹp Trần Trang Nhung.

Sau những kỳ sát hạch ngặt nghèo về sức khỏe cũng như khóa đào tạo tại Pháp hơn 2 năm, hiện nữ phi công với gương mặt giống ca sĩ Bảo Thy đang là cơ phó nữ đầu tiên của Việt Nam được lái máy bay Airbus 321 với lượng khách lên tới 200 người.

Những bóng hồng đang

Trang Nhung chia sẻ trong 2 năm được đào tạo tại Pháp, suốt ngày cô chỉ lao vào học, luyện tập bởi chỉ cần nghe sai một ly về tín hiệu khẩn từ mặt đất đã là vô cùng nguy hiểm với tính mạng hành khách trên tàu bay. Không chỉ là kiến thức sách vở, cô còn cố gắng học tập những kinh nghiệm chỉ có trong thực tế và giữ cho mình sự kiên nhẫn và bình tĩnh để xử lý mọi vấn đề. 

Những bóng hồng đang

Kết hôn từ năm 24 tuổi với người chồng làm cùng nghề, hiện nữ phi công xinh đẹp này đang rất hạnh phúc với gia đình nhỏ và một bé trai 17 tháng tuổi.

Nữ phi công tóc ngắn, răng khểnh Nguyễn Kim Châu

Sinh năm 1989, nữ cơ phó Nguyễn Kim Châu hiện là nữ phi công trẻ nhất của Đoàn bay 919 - Tổng Công ty hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines). Cô gái có dáng người khỏe khoắn, tóc cắt ngắn, chiếc răng khểnh duyên dáng mỗi khi cười kể mình đã bỏ ngang kế hoạch đi du học sau khi đọc qua một mẩu tin Vietnam Airlines tuyển phi công.

Những bóng hồng đang
Nữ cơ phó Nguyễn Kim Châu.

Để có thể trở thành phi công, Châu đã phải trải qua những chuỗi ngày căng thẳng và rèn luyện ở các vòng kiểm tra thể lực, nhịp tim, huyết áp, bài thi trắc nghiệm phản xạ.... Sau đó, cô gái trẻ tiếp tục đi huấn luyện ở nước ngoài với hơn 200 giờ bay và hoàn thành một số bài thi để trở thành cơ phó. 

Những bóng hồng đang
Nụ cười tươi rói luôn trên môi
.

Là con cả trong gia đình nhưng từ khi trở thành phi công, Tết nào Châu cũng phải xa nhà và không được đón Tết trọn vẹn cùng ba mẹ và 2 em gái. Cô chia sẻ: “Thấy mọi người quây quần bên nhau trong ngày Tết lại thấy nhớ nhà đến nao lòng. Nhưng mình hiểu, niềm vui của phi công là chuyến bay an toàn, giúp hành khách đoàn tụ cùng gia đình”.

Những bóng hồng đang
Kim Châu trong buồng lái.

Vất vả là thế nhưng Châu không hề nghĩ đến chuyện bỏ nghề bởi "mỗi người đều có sự lựa chọn về nghề nghiệp riêng và đã chọn nghề thì phải luôn tâm huyết mới làm tốt công việc được".

Nữ cơ phó Nguyễn Thị Thanh Thủy

Cô gái sinh năm 1982 này là một trong hai nữ phi công đầu tiên của Việt Nam. Tìm hiểu về Thanh Thủy, người ta không khỏi bất ngờ bởi trước khi trở thành phi công, cô đã từng là cử nhân Kinh tế của đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội. 

Thủy kể, cơ duyên đến với nghề của cô rất tình cờ. Một lần đọc báo thấy Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines - VNA) tuyển phi công nữ, tiêu chuẩn là cao từ 1m60 trở lên, cân nặng 48kg, có sức khỏe tốt, xét thấy từ trước đến giờ mình cũng ít ốm đau nên cô mang hồ sơ đi nộp, thi, rồi được chọn.

Những bóng hồng đang
Phi công Nguyễn Thị Thanh Thủy trong khoang lái máy bay ATR 72.

Trải qua 5 vòng thi, gồm sơ tuyển lý lịch, khám sức khỏe tổng quát, phỏng vấn rồi khám sức khỏe chỉ tiết và thi Toán - Lý, cô gái Hà thành đã được VNA chính thức nhận và đưa vào Sài Gòn dự học khóa bay và trở thành 1 trong 2 cô gái được chọn sang Pháp đào tạo. 

Những bóng hồng đang
Hiện cô là cơ phó trong các chuyến bay tuyến nội địa.

Sau 2 năm đào tạo, Thanh Thủy trở về nước và làm việc cho VNA từ ngày 20/10/2008. Hiện Thanh Thủy đang là cơ phó, cô lái máy bay ATR 72 của VNA đi các tuyến nội địa ngắn. Thủy nói, cô đang phấn đấu để trở thành cơ trưởng. Để có thể trở thành cơ trưởng, trước hết phải qua cơ phó và phải tích lũy đủ 3.000 giờ bay. Đến thời điểm hiện tại, Nguyễn Thị Thanh Thủy đã thực hiện trên 2.400 giờ bay an toàn.

Những bóng hồng đang
 Nguyễn Thị Thanh Thủy dịu dàng trong chiếc áo dài.

Không chỉ có những thành công nhất định với nghề, Thanh Thủy còn có một gia đình hạnh phúc. Chồng cô cũng là một phi công, cùng đoàn bay 919 VNA. Làm cùng nghề với tính chất công việc là luôn cần một cái đầu thật minh mẫn, một tư tưởng thật thoải mái nên vợ chồng cô luôn hỗ trợ qua lại để cả hai đều cảm thấy cuộc sống nhẹ nhàng nhất.

Nữ phi công gốc Lào Cai xinh đẹp Nguyễn Ly Hương 

Cũng như Nguyễn Thị Thanh Thủy, Nguyễn Ly Hương đã vượt qua những vòng kiểm tra hóc búa của VNA và được chọn sang Pháp đào tạo chuyên sâu.  Cô gái xinh đẹp sinh năm 1983, quê ở Lào Cai này đã tốt nghiệp ngành Quy hoạch đô thị của Đại học Giao Thông Vận Tải và được nhận vào một đơn vị chuyên ngành có danh tiếng của Hà Nội. Thế nhưng quyết định thử nộp hồ sơ khi Tổng Công ty Hàng không Việt Nam thông báo tuyển phi công nữ đã đưa Ly Hương sang một ngã rẽ khác. 

Những bóng hồng đang

Ngoài yếu tố sức khỏe tốt, chiều cao 1m65 khá nổi trội, 12 năm là học sinh giỏi và tiên tiến đã giúp Nguyễn Ly Hương luôn đạt được mức điểm tối đa "5 sao" trong những bài thi tiếng Anh chuyên ngành, kiến thức hàng không, kiểm tra phản xạ, tư duy lô-gic, độ nhạy cảm và quyết đoán để giải quyết những tình huống khẩn cấp. Và đây cũng là lý do cô được chọn sang Pháp đào tạo chuyên sâu.

Những bóng hồng đang
Nguyễn Thị Thanh Thủy và Nguyễn Ly Hương là 2 nữ phi công đầu tiên của Việt Nam.

Cũng giống như Nguyễn Thị Thanh Thủy, sau khi trở về từ Pháp, Nguyễn Ly Hương đã được nhận ngay vào Vietnam Airlines  tại đội bay 919, lái máy bay ATR 72 và chuyên các chặng bay ngắn trong nước. Chuyên tuyến của cô là  từ sân bay Tân Sơn Nhất đi đảo huyện Phú Quốc (Kiên Giang) với thời gian là 45 phút bay.

Những bóng hồng đang
Ly Hương và chồng cùng đầu quân cho Vietnam Airlines

Ngoài điểm chung trong công việc, đôi phi công nữ đầu tiên của Việt Nam còn có điểm chung là đều lấy chồng cùng nghề và đều đang tích lũy đủ 3.000 giờ ngồi trong khoang lái để có thể ngồi vào ghế cơ trưởng trên mỗi chuyến bay.

(Bài viết tham khảo các nguồn: Vietnamnet, Soha, Gia đình & Xã hội, Lào Cai online, Người Đưa Tin)

Chia sẻ