Những biến cố giúp tôi mạnh mẽ hơn
Cuộc sống dù chẳng thể nói trước được điều gì, nhưng tôi vẫn luôn tin rằng khó khăn chính là điều kiện lý tưởng để tôi rèn sự mạnh mẽ của con người.
Từ bé, tôi luôn được bố mẹ định hướng "là con gái thì phải thùy mị nết na", rồi là "sau học ngành sư phạm để có nhiều thời gian chăm sóc cho gia đình". Tôi cứ thế lớn lên trong sự bao bọc của bố mẹ và đi đúng theo con đường mà bố mẹ đã vạch sẵn cho tôi. Học hết cấp 3, tôi bước vào giảng đường Đại học sư phạm theo đúng mong ước của bố mẹ. Tôi hài lòng với cuộc sống của mình và cũng như bao sinh viên khác, tôi cũng chỉ mong ra trường có một công việc - vậy là đủ. Nhưng cuộc sống đâu phải lúc nào cũng diễn ra theo đúng những gì mình đã hoạch định...
Bố mẹ tôi làm ăn thất bại, gia đình tôi mất tất cả, chẳng còn gì trong tay... Từ ngôi nhà ở quận Ba Đình - trung tâm Hà nội, gia đình tôi chuyển đến ở một căn hộ chung cư ở Hoàng Mai. Hết thất bại này nối tiếp thất bại khác, căn hộ chung cư gia đình tôi cũng không giữ được, phải chuyển qua ở nhà thuê. Và từ đó tôi bắt đầu quen với cảnh chuyển nhà liên tục. Nhưng đâu phải vậy là xong, có nằm mơ tôi cũng chưa bao giờ hình dung ra gia đình tôi lại phải đối mặt với hoàn cảnh bi đát đó.
Nếu trước đây, bố mẹ luôn lo cho cuộc sống của tôi và các em đầy đủ, chẳng thiếu thứ gì, thì giờ đây cuộc sống của chúng tôi luôn thiếu trước hụt sau. Tôi lao vào công việc kiếm tiền để tự lo cho bản thân mình, rồi lo cho các em, rồi giúp bố mẹ. Nhưng số tiền mà tôi kiếm được cũng chỉ như muối bỏ bể, không giúp được nhiều cho bố mẹ tôi trang trải cuộc sống. Có những lúc yếu mềm tôi bi quan với cuộc sống, tôi thu mình lại giữa đám đông, hàng ngày trên đường đi làm về nước mắt tôi cứ thế chảy dài. 500 ngàn đồng - số tiền không nhiều, vậy mà khi đó đã có lúc gia đình tôi phải băn khoăn đóng học cho em hay giữ lại chi tiêu... Cuộc sống khó khăn lại càng khiến không khí gia đình ngột ngạt, mâm cơm đầy tiếng cười trước đây trong gia đình tôi đã có lúc thay bằng những bát cơm chan đầy nước mắt.
Rồi cùng đến ngày tôi đi lấy chồng... Nhà trên thành phố chẳng còn, bố mẹ tôi không đành lòng để con gái chịu cảnh rước râu ở nhà thuê nên đã chọn phương án về quê xây nhà. Nếu trước đây nhà cao cửa rộng, thì giờ đây cố gắng tối đa bố mẹ tôi cũng chỉ đủ sức xây một căn nhà nho nhỏ. Nhưng với bố mẹ tôi thì đó là cả một sự nỗ lực lớn, là mồ hôi và công sức... Ngày tôi lên xe hoa về nhà chồng, tôi nhìn thấy những giọt nước mắt hạnh phúc của bố mẹ. Nhưng ẩn sâu trong đó, tôi biết còn nhiều lắm những nỗi buồn, những khó khăn trước mắt gia đình tôi phải đối mặt.
Những hậu quả từ "phi vụ làm ăn thất bại" vẫn đeo bám gia đình tôi, bố tôi chuyển công tác vào Sài Gòn, mẹ tôi thì chọn cách sống lặng lẽ 1 mình ở quê. Hai em tôi thuê nhà học trên Hà Nội, gia đình tôi sống trong cảnh "một chốn - bốn nơi". Tôi lấy chồng được ba tháng thì chồng tôi đi xa, tôi chuyển về sống với 2 em trong căn nhà thuê. Nhiều lúc nhắm mắt lại, tôi để cho những giọt nước mắt tự chảy vào trong, tôi thương bố thương mẹ mỗi người một nơi, thương các em tôi và thương cả bản thân mình cùng em bé trong bụng. Khó khăn rồi cũng sẽ qua, tôi đã luôn phải nghĩ vậy vì giờ tôi đã có em bé của riêng mình, tôi cần mạnh mẽ hơn. Mặc dù cuộc sống của bố mẹ và các em tôi khi đó chẳng dễ dàng hơn là mấy, nhưng tôi luôn hi vọng "ngày mai trời sẽ sáng". Ngày qua ngày, tan giờ làm tôi lại trở về căn phòng thuê cùng 2 đứa em. Tôi cứ nghĩ rằng, những ngày tháng khó khăn nhất trong cuộc sống tôi đã trải qua rồi, phía trước chẳng còn gì có thể làm tôi gục ngã...
Nhưng không phải vậy...
Đến gần ngày tôi sinh nở, chồng tôi về nước. Chúng tôi đã quyết định về quê chồng để sinh em bé. Hai bên nội ngoại và chúng tôi đều mong chờ ngày con chào đời. Rồi ngày đó cũng đến! Nghe tiếng khóc đầu tiên của con chẳng hiểu sao nước mắt tôi cứ lăn dài. Hạnh phúc vì được gặp con, thiên thần bé nhỏ đã cùng tôi đi qua những khó khăn, hạnh phúc vì tôi nghĩ rằng vậy là phía trước cuộc sống của tôi sẽ chỉ tràn ngập tiếng cười...
Ngày đầu tiên 2 mẹ con trở về phòng sau sinh, bác sĩ nói con bị vàng da phải chiếu đèn. Vậy là chưa được ôm ấp con trong lòng, con đã phải xa mẹ nằm trong phòng chiếu đèn cùng các em bé khác. Vì sinh mổ, tôi chưa thể đi lại nhanh nhẹn như các bà mẹ khác, nhưng dù vết mổ có đau đến mấy tôi cũng cố gắng cắn môi bước qua rất nhiều bậc thang để lên thăm con. Sữa thì chưa về, tôi lóng ngóng ôm con vào lòng, đến cả việc cho con ti thế nào tôi cũng chẳng biết phải làm ra sao.
Sau ba ngày chiếu đèn thì bác sĩ cho phép đón con về phòng, cả gia đình tôi lại háo hức mong gặp con. Nhưng niềm vui chẳng tày gang, con về phòng mấy tiếng đã bị ho. Bác sĩ nhi thăm khám và tiêm kháng sinh cho con. Hôm đó con không chịu ti bình, cô y tá đi qua phòng đã mắng mọi người một trận, rằng là không cho con ăn con đói lả người thì sao. Vậy là cô hì hụi đút sữa cho con bằng thìa. Nhưng cô đút thìa con cũng không chịu nuốt, rồi con ọc hết sữa ra, phun cả qua mũi. Lúc đó tất cả đều hoảng hốt, vì con mới 3 ngày tuổi thôi... Mọi người hốt hoảng cho con lên phòng khám nhi, tôi chỉ biết chạy theo sau. Lúc đó tôi chẳng nghĩ được gì, chỉ biết khóc... Rồi các bác sĩ tức tốc đưa con sang viện Nhi cấp cứu. Lúc đó đầu óc tôi quay cuồng, tại sao cuộc sống của tôi lại chẳng được dễ dàng như những người mẹ khác...
Tiếp sau đó là những chuỗi ngày ngày đầy lo lắng ở viện Nhi. Con nằm trong phòng cấp cứu, dây dợ lòng thòng xung quanh, con bé nhỏ như con mèo nhưng tôi chẳng được ôm con vào lòng âu yếm. Tôi lóng ngóng khi chưa ngày nào chăm con, giờ nhìn con tôi càng không biết phải làm như thế nào. Tôi thấy mình như một kẻ vô dụng, vì ngay đến việc có sữa cho con ti tôi cũng không làm được. Chẳng hiểu sao những người mẹ khác thì sữa nhiều đến mức phải vắt bớt đi, còn tôi thì hì hụi vắt cả tiếng cũng chẳng được đến nổi 30ml. Ngày nào tôi cũng khóc, khóc vì thương con, khóc vì thấy mình là người mẹ tồi chẳng biết chăm con ra sao. Rồi cũng đến ngày con được xuất viện, tôi tự nhủ rằng tôi sẽ làm được, sẽ học dần dần để chăm con.
Dù đã cố gắng ăn uống tẩm bổ, vậy mà sữa vẫn chẳng thấy đâu, con vẫn phải uống sữa ngoài. Có lẽ vì vậy mà sức đề kháng của con kém hơn các bạn. Về nhà chưa đầy 1 tuần con lại tái viêm phổi phải nhập viện. Vậy là trong vòng 2 tháng đầu sau sinh, con cứ ra rồi lại vào viện. Tôi vẫn cố gắng từng ngày học cách chăm sóc con, rồi kích sữa. Nhưng sữa vẫn chẳng về... Tôi phải chấp nhận sự thật mình là một người mẹ tồi, còn con đành phải thiệt thòi hơn các bạn là phải dùng 100% sữa ngoài.
Thời gian cứ thế trôi, giờ con đã 2 tuổi. Đúng ngày sinh nhật con cũng là ngày chồng tôi phải đi xa hoàn thành nốt sự nghiệp học hành. Tôi ở lại Hà Nội làm việc, 1 mình nuôi con và tự lo cho cuộc sống của mình. Hai năm trước, lúc con còn nhỏ tôi cứ nghĩ, chắc tôi không thể tự mình chăm con nếu không có chồng bên cạnh trợ giúp (Chồng tôi là người khá khéo trong khoản chăm sóc con cái). Nhưng bản năng làm mẹ đã giúp tôi từ một người hậu đậu, lóng ngóng đã có thể chăm còn thành thạo. Những lúc con ốm đau, một mình tôi phải tự xoay sở, việc cơ quan thì bận rộn, nhiều lúc tôi chỉ ước mình có “3 đầu 6 tay”. Nhưng rồi mọi việc cũng đâu vào đấy, tôi đã có thể “tự lập” trong vai trò làm mẹ và cả “tự lập” về kinh tế. Tôi thuê 1 căn nhà nhỏ ở Hà Nội, sống cùng con trai và 2 em gái tôi. Cũng may có các dì bên cạnh đỡ đần nên tôi phần nào bớt vất vả hơn.
Tôi từ một người với tính cách “an phận" giờ đã mạnh mẽ hơn. Khó khăn về tài chính khi xưa của gia đình tôi cũng đã đối mặt, khó khăn khi làm mẹ tôi cũng từng trải qua. Cuộc sống dù chẳng thể nói trước được điều gì, nhưng tôi vẫn luôn tin rằng khó khăn chính là điều kiện lý tưởng để tôi rèn sự mạnh mẽ của con người.
Bố mẹ tôi làm ăn thất bại, gia đình tôi mất tất cả, chẳng còn gì trong tay... Từ ngôi nhà ở quận Ba Đình - trung tâm Hà nội, gia đình tôi chuyển đến ở một căn hộ chung cư ở Hoàng Mai. Hết thất bại này nối tiếp thất bại khác, căn hộ chung cư gia đình tôi cũng không giữ được, phải chuyển qua ở nhà thuê. Và từ đó tôi bắt đầu quen với cảnh chuyển nhà liên tục. Nhưng đâu phải vậy là xong, có nằm mơ tôi cũng chưa bao giờ hình dung ra gia đình tôi lại phải đối mặt với hoàn cảnh bi đát đó.
Nếu trước đây, bố mẹ luôn lo cho cuộc sống của tôi và các em đầy đủ, chẳng thiếu thứ gì, thì giờ đây cuộc sống của chúng tôi luôn thiếu trước hụt sau. Tôi lao vào công việc kiếm tiền để tự lo cho bản thân mình, rồi lo cho các em, rồi giúp bố mẹ. Nhưng số tiền mà tôi kiếm được cũng chỉ như muối bỏ bể, không giúp được nhiều cho bố mẹ tôi trang trải cuộc sống. Có những lúc yếu mềm tôi bi quan với cuộc sống, tôi thu mình lại giữa đám đông, hàng ngày trên đường đi làm về nước mắt tôi cứ thế chảy dài. 500 ngàn đồng - số tiền không nhiều, vậy mà khi đó đã có lúc gia đình tôi phải băn khoăn đóng học cho em hay giữ lại chi tiêu... Cuộc sống khó khăn lại càng khiến không khí gia đình ngột ngạt, mâm cơm đầy tiếng cười trước đây trong gia đình tôi đã có lúc thay bằng những bát cơm chan đầy nước mắt.
Rồi cùng đến ngày tôi đi lấy chồng... Nhà trên thành phố chẳng còn, bố mẹ tôi không đành lòng để con gái chịu cảnh rước râu ở nhà thuê nên đã chọn phương án về quê xây nhà. Nếu trước đây nhà cao cửa rộng, thì giờ đây cố gắng tối đa bố mẹ tôi cũng chỉ đủ sức xây một căn nhà nho nhỏ. Nhưng với bố mẹ tôi thì đó là cả một sự nỗ lực lớn, là mồ hôi và công sức... Ngày tôi lên xe hoa về nhà chồng, tôi nhìn thấy những giọt nước mắt hạnh phúc của bố mẹ. Nhưng ẩn sâu trong đó, tôi biết còn nhiều lắm những nỗi buồn, những khó khăn trước mắt gia đình tôi phải đối mặt.
Những hậu quả từ "phi vụ làm ăn thất bại" vẫn đeo bám gia đình tôi, bố tôi chuyển công tác vào Sài Gòn, mẹ tôi thì chọn cách sống lặng lẽ 1 mình ở quê. Hai em tôi thuê nhà học trên Hà Nội, gia đình tôi sống trong cảnh "một chốn - bốn nơi". Tôi lấy chồng được ba tháng thì chồng tôi đi xa, tôi chuyển về sống với 2 em trong căn nhà thuê. Nhiều lúc nhắm mắt lại, tôi để cho những giọt nước mắt tự chảy vào trong, tôi thương bố thương mẹ mỗi người một nơi, thương các em tôi và thương cả bản thân mình cùng em bé trong bụng. Khó khăn rồi cũng sẽ qua, tôi đã luôn phải nghĩ vậy vì giờ tôi đã có em bé của riêng mình, tôi cần mạnh mẽ hơn. Mặc dù cuộc sống của bố mẹ và các em tôi khi đó chẳng dễ dàng hơn là mấy, nhưng tôi luôn hi vọng "ngày mai trời sẽ sáng". Ngày qua ngày, tan giờ làm tôi lại trở về căn phòng thuê cùng 2 đứa em. Tôi cứ nghĩ rằng, những ngày tháng khó khăn nhất trong cuộc sống tôi đã trải qua rồi, phía trước chẳng còn gì có thể làm tôi gục ngã...
Nhưng không phải vậy...
Ngày đầu tiên 2 mẹ con trở về phòng sau sinh, bác sĩ nói con bị vàng da phải chiếu đèn. Vậy là chưa được ôm ấp con trong lòng, con đã phải xa mẹ nằm trong phòng chiếu đèn cùng các em bé khác. Vì sinh mổ, tôi chưa thể đi lại nhanh nhẹn như các bà mẹ khác, nhưng dù vết mổ có đau đến mấy tôi cũng cố gắng cắn môi bước qua rất nhiều bậc thang để lên thăm con. Sữa thì chưa về, tôi lóng ngóng ôm con vào lòng, đến cả việc cho con ti thế nào tôi cũng chẳng biết phải làm ra sao.
Sau ba ngày chiếu đèn thì bác sĩ cho phép đón con về phòng, cả gia đình tôi lại háo hức mong gặp con. Nhưng niềm vui chẳng tày gang, con về phòng mấy tiếng đã bị ho. Bác sĩ nhi thăm khám và tiêm kháng sinh cho con. Hôm đó con không chịu ti bình, cô y tá đi qua phòng đã mắng mọi người một trận, rằng là không cho con ăn con đói lả người thì sao. Vậy là cô hì hụi đút sữa cho con bằng thìa. Nhưng cô đút thìa con cũng không chịu nuốt, rồi con ọc hết sữa ra, phun cả qua mũi. Lúc đó tất cả đều hoảng hốt, vì con mới 3 ngày tuổi thôi... Mọi người hốt hoảng cho con lên phòng khám nhi, tôi chỉ biết chạy theo sau. Lúc đó tôi chẳng nghĩ được gì, chỉ biết khóc... Rồi các bác sĩ tức tốc đưa con sang viện Nhi cấp cứu. Lúc đó đầu óc tôi quay cuồng, tại sao cuộc sống của tôi lại chẳng được dễ dàng như những người mẹ khác...
Tiếp sau đó là những chuỗi ngày ngày đầy lo lắng ở viện Nhi. Con nằm trong phòng cấp cứu, dây dợ lòng thòng xung quanh, con bé nhỏ như con mèo nhưng tôi chẳng được ôm con vào lòng âu yếm. Tôi lóng ngóng khi chưa ngày nào chăm con, giờ nhìn con tôi càng không biết phải làm như thế nào. Tôi thấy mình như một kẻ vô dụng, vì ngay đến việc có sữa cho con ti tôi cũng không làm được. Chẳng hiểu sao những người mẹ khác thì sữa nhiều đến mức phải vắt bớt đi, còn tôi thì hì hụi vắt cả tiếng cũng chẳng được đến nổi 30ml. Ngày nào tôi cũng khóc, khóc vì thương con, khóc vì thấy mình là người mẹ tồi chẳng biết chăm con ra sao. Rồi cũng đến ngày con được xuất viện, tôi tự nhủ rằng tôi sẽ làm được, sẽ học dần dần để chăm con.
Dù đã cố gắng ăn uống tẩm bổ, vậy mà sữa vẫn chẳng thấy đâu, con vẫn phải uống sữa ngoài. Có lẽ vì vậy mà sức đề kháng của con kém hơn các bạn. Về nhà chưa đầy 1 tuần con lại tái viêm phổi phải nhập viện. Vậy là trong vòng 2 tháng đầu sau sinh, con cứ ra rồi lại vào viện. Tôi vẫn cố gắng từng ngày học cách chăm sóc con, rồi kích sữa. Nhưng sữa vẫn chẳng về... Tôi phải chấp nhận sự thật mình là một người mẹ tồi, còn con đành phải thiệt thòi hơn các bạn là phải dùng 100% sữa ngoài.
Thời gian cứ thế trôi, giờ con đã 2 tuổi. Đúng ngày sinh nhật con cũng là ngày chồng tôi phải đi xa hoàn thành nốt sự nghiệp học hành. Tôi ở lại Hà Nội làm việc, 1 mình nuôi con và tự lo cho cuộc sống của mình. Hai năm trước, lúc con còn nhỏ tôi cứ nghĩ, chắc tôi không thể tự mình chăm con nếu không có chồng bên cạnh trợ giúp (Chồng tôi là người khá khéo trong khoản chăm sóc con cái). Nhưng bản năng làm mẹ đã giúp tôi từ một người hậu đậu, lóng ngóng đã có thể chăm còn thành thạo. Những lúc con ốm đau, một mình tôi phải tự xoay sở, việc cơ quan thì bận rộn, nhiều lúc tôi chỉ ước mình có “3 đầu 6 tay”. Nhưng rồi mọi việc cũng đâu vào đấy, tôi đã có thể “tự lập” trong vai trò làm mẹ và cả “tự lập” về kinh tế. Tôi thuê 1 căn nhà nhỏ ở Hà Nội, sống cùng con trai và 2 em gái tôi. Cũng may có các dì bên cạnh đỡ đần nên tôi phần nào bớt vất vả hơn.
Tôi từ một người với tính cách “an phận" giờ đã mạnh mẽ hơn. Khó khăn về tài chính khi xưa của gia đình tôi cũng đã đối mặt, khó khăn khi làm mẹ tôi cũng từng trải qua. Cuộc sống dù chẳng thể nói trước được điều gì, nhưng tôi vẫn luôn tin rằng khó khăn chính là điều kiện lý tưởng để tôi rèn sự mạnh mẽ của con người.