Nhiều người gặp nạn do "vi khuẩn ăn thịt người" tấn công: Đây là cách phòng tránh đúng nhất

HH,
Chia sẻ

Tình trạng "vi khuẩn ăn thịt người" tấn công ngày càng rầm rộ khiến nhiều người kinh hãi. Nhưng không phải ai cũng biết cách phòng chống nguy cơ tấn công từ loại vi khuẩn này, nhất là trong mùa du lịch biển đang "rần rần".

Đi dạo dọc bờ biển, một phụ nữ bị "vi khuẩn ăn thịt người" tấn công đến chết

Theo Edition, một người phụ nữ đã tử vong sau khi chân bị hoại tử 2 tuần do bị viêm cân hoại tử, thường được gọi là vi khuẩn ăn thịt. Chồng của bà, ông Fleming chia sẻ, gia đình đã đến thăm bãi biển Coquina vào ngày 14/6. 

Khi vợ ông đi dọc theo bờ biển, chẳng may vấp ngã và bị sưng chân. Một nhân viên cứu hộ làm sạch vết thương và băng bó, ngoài ra không có triệu chứng bất thường gì và cả gia đình cô vẫn đi chơi với bạn bè ngay tối hôm đó.

a1

Tuy nhiên, đến chủ nhật, chân cô đã bị đỏ và sưng lên, được nhập viện, tiêm phòng uốn ván và kê đơn thuốc kháng sinh. Khi người bạn gõ cửa để đưa thuốc thì bất ngờ thấy cô nằm bất tỉnh trên sàn phòng ngủ và chân trái chuyển màu đen sì.

t

Bé gái 12 tuổi nhiễm "vi khuẩn ăn thịt người" khi đi nghỉ mát

Theo CNN, chỉ một ngày vui đùa trên bãi biển đã biến thành cả tuần đau đớn của bé gái 12 tuổi do bị "vi khuẩn ăn thịt người" tấn công. Kylei Brown đến Destin vào đầu tháng 6 để nghỉ mát cùng gia đình. 

Nhưng chỉ sau 1 ngày vui đùa trên bãi biển, Kylei tỉnh dậy với một cơn đau khủng khiếp ở bắp chân phải. Ngày hôm sau, cơn đau khiến cô bé không thể đi được.

Trên đường trở về nhà, gia đình đưa bé đến gặp bác sĩ tại Bệnh viện Nhi đồng Riley và phát hiện con bị viêm cân hoại tử - một dạng "vi khuẩn ăn thịt người" hiếm gặp. Nó di chuyển nhanh và nguy hiểm, và cứ 3 người thì có 1 người chết – theo nhận định của Cdc. Nhờ phản ứng nhanh cùng phương pháp điều trị tích cực, sau 3 lần phẫu thuật, cô bé may mắn được cứu sống.

t2

Trên đường trở về nhà, gia đình đưa bé đến gặp bác sĩ tại Bệnh viện Nhi đồng Riley và phát hiện con bị viêm cân hoại tử - một dạng "vi khuẩn ăn thịt người" hiếm gặp.

Người đàn ông mất bàn tay do vết đâm nhỏ từ lưỡi câu có "vi khuẩn ăn thịt người"

Theo ABC Action News, Mike Walton ở Ozona, Florida phải nhập viện sau khi bị nhiễm vi khuẩn hiếm gặp khi đang đi câu cá ở Vịnh Mexico do lưỡi câu của anh đâm vào tay.

Walton đã đến bệnh viện khi tay anh bắt đầu sưng lên ngay sau vụ việc. Anh ấy đã dùng thuốc kháng sinh để điều trị sưng, nhưng vài ngày sau khi uống thuốc, bàn tay xuất hiện những vết thương đen sì – dấu hiệu của bàn tay bị hoại tử. Walton được chẩn đoán bị viêm cân mạc hoại tử, một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn lây lan nhanh, phá hủy cơ bắp và mô mềm.

t3

Theo ABC Action News, Mike Walton ở Ozona, Florida phải nhập viện sau khi bị nhiễm vi khuẩn hiếm gặp khi đang đi câu cá ở Vịnh Mexico do lưỡi câu của anh đâm vào tay.

Phòng tránh "vi khuẩn ăn thịt người" – ai có vết thương hở tuyệt đối không được chủ quan

Nguyên nhân chính xác của viêm cân mạc hoại tử vẫn chưa được biết, nhưng vi khuẩn gây bệnh có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua vết cắt nhỏ nhất hoặc vết cạo trên da.

BS Nguyễn Trung Cấp (Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, viêm cân mạc hoại tử ít gặp nhưng có tỷ lệ tử vong cao. Nhiều người vẫn bị mắc viêm cân mạc hoại tử ngay cả khi có sức khỏe tốt trước khi nhiễm bệnh.

Chuyên gia khuyến cáo, chúng ta có nguy cơ mắc bệnh viêm cân mạc hoại tử nếu có vết thương hở tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập như vết đốt của côn trùng, bỏng, vết cắt trên da, vết thương hở tiếp xúc nước biển, cá nước mặn, hàu sống, căng cơ hoặc bầm tím mà tiếp xúc cũng dễ bị viêm cân mạc hoại tử.

Để phòng tránh bệnh, hãy thường xuyên rửa tay, khi có vết thương trên da dù là vết cắt cực nhỏ cũng cần chú ý vệ sinh sạch sẽ. Khi có vết thương hở tốt nhất không nên tiếp xúc với nước biển, nếu có thì sau đó phải tắm rửa thật kỹ, sạch sẽ. Tuyệt đối không ăn hải sản sống hoặc chưa nấu chín. Khi có dấu hiệu bất thường như vùng da đỏ hoặc sưng, đau dữ dội sau khi đi biển... cần theo dõi cẩn trọng, đến thăm khám bác sĩ sớm.

Chia sẻ