Chỉ bị một vết đâm nhỏ từ lưỡi câu người đàn ông bị vi khuẩn ăn thịt người ăn mất bàn tay
Hiện tại, các bác sĩ đang cố gắng cứu sống những gì còn lại trong cánh tay của anh sau khi bị vi khuẩn ăn thịt người tấn công.
Theo ABC Action News, câu chuyện mới nhất về vi khuẩn ăn thịt người này là lời cảnh tỉnh sâu sắc cho bất kỳ ngư dân nào ngoài kia. Mike Walton ở Ozona, Florida đã phải nhập viện sau khi bị nhiễm vi khuẩn hiếm gặp khi đang đi câu cá ở Vịnh Mexico do lưỡi câu của anh đâm vào tay.
Walton đã đến bệnh viện khi tay anh bắt đầu sưng lên ngay sau vụ việc. Anh ấy đã dùng thuốc kháng sinh để điều trị sưng, nhưng vài ngày sau khi uống thuốc, bàn tay xuất hiện những vết thương đen sì – dấu hiệu của bàn tay bị hoại tử. Walton được chẩn đoán bị viêm cân mạc hoại tử, một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn lây lan nhanh, phá hủy cơ bắp và mô mềm.
Walton đã đến bệnh viện khi tay anh bắt đầu sưng lên ngay sau vụ việc.
"Bàn tay tôi xuất hiện những mụn nước nhỏ và bạn có thể nhìn thấy chúng như những hạt mồ hôi chảy ra trên bàn tay, và sau đó chúng chuyển sang màu đen", Walton nói với ABC Action News.
Các bác sĩ sau đó đã tranh luận cắt cụt cánh tay của anh ta nhưng có thể loại bỏ hầu hết các vi khuẩn thông qua một cuộc phẫu thuật nhỏ hơn. Theo ABC Action News, các bác sĩ "đã có thể vào bên trong cánh tay của anh ấy và loại bỏ vi khuẩn khỏi các mô của anh ấy".
Theo trang GoFundMe của Walton, nó vẫn chưa rõ liệu các bác sĩ có thể khôi phục chức năng cho cánh tay của mình hay không. Walton là người đàn ông trụ cột trong gia đình. May mắn thay, chỉ sau 8 ngày, trang đã huy động được hơn 17.000 USD, giúp anh vượt qua tai nạn thương tâm.
Trong khi hiếm xảy ra, viêm cân mạc hoại tử có thể gây tổn hại nghiêm trọng. Theo CDC, nhiều loại vi khuẩn có thể gây ra nó và vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua bất kỳ loại vỡ nào trên da, bao gồm vết cắt, vết bỏng, vết côn trùng cắn và vết thương đâm thủng (như từ lưỡi câu vào tay).
Vài ngày sau khi uống thuốc, bàn tay xuất hiện những vết thương đen sì – dấu hiệu của bàn tay bị hoại tử.
Triệu chứng, cách phòng tránh viêm cân mạc hoại tử tốt nhất
Nguyên nhân chính xác của viêm cân mạc hoại tử vẫn chưa được biết, nhưng vi khuẩn gây bệnh có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua vết cắt nhỏ nhất hoặc vết cạo trên da.
Theo Cdc, mỗi năm tại Mỹ có 700 - 1.200 trường hợp như vậy. Các triệu chứng ban đầu bao gồm một vùng da đỏ hoặc sưng, đau dữ dội. Các triệu chứng nặng hơn bao gồm chóng mặt, buồn nôn, phồng rộp và thay đổi màu da. Cơ quan y tế nói rằng chẩn đoán kịp thời và điều trị nhanh chóng là chìa khóa để ngăn chặn nhiễm trùng. Kháng sinh hoặc phẫu thuật khi thuốc không thể đến được mô đã bị nhiễm bệnh có thể được tận dụng tối đa khi bị viêm cân mạc hoại tử. Thống kê số liệu cho thấy có khoảng 25-30% các trường hợp viêm cân mạc hoại tử mỗi năm bị tử vong.
Thống kê số liệu cho thấy có khoảng 25-30% các trường hợp viêm cân mạc hoại tử mỗi năm bị tử vong.
BS Nguyễn Trung Cấp (Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, viêm cân mạc hoại tử ít gặp nhưng có tỷ lệ tử vong cao. Nhiều người vẫn bị mắc viêm cân mạc hoại tử ngay cả khi có sức khỏe tốt trước khi nhiễm bệnh.
Bệnh viêm cân mạc hoại tử gây ra bởi nhiều loại vi khuẩn. Một số trong các loại vi khuẩn này cũng có thể gây ra các bệnh nhiễm trùng khác như viêm họng do liên cầu và nhiễm trùng da (bệnh chốc lở). Thông thường các bệnh nhiễm trùng do các vi khuẩn này đều nhẹ. Nhưng trong một số trường hợp ít gặp có thể gây bệnh nhiễm trùng nguy hiểm hơn.
Chuyên gia khuyến cáo, chúng ta có nguy cơ mắc bệnh viêm cân mạc hoại tử nếu có vết thương hở tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập như vết đốt của côn trùng, bỏng, vết cắt trên da, vết thương hở tiếp xúc nước biển, cá nước mặn, hàu sống, căng cơ hoặc bầm tím mà tiếp xúc cũng dễ bị viêm cân mạc hoại tử.
Để phòng tránh bệnh, hãy thường xuyên rửa tay, khi có vết thương trên da dù là vết cắt cực nhỏ cũng cần chú ý vệ sinh sạch sẽ. Khi có vết thương hở tốt nhất không nên tiếp xúc với nước biển, nếu có thì sau đó phải tắm rửa thật kỹ, sạch sẽ.