Nhạc nước ngoài - lựa chọn an toàn trong các cuộc thi?
Có một thực tế dễ thấy rằng, trong các cuộc thi âm nhạc hiện nay, số lượng thí sinh chọn ca khúc nước ngoài lên đến 80%.
Nhạc nước ngoài gây ấn tượng mạnh
Hiện nay có rất nhiều cuộc thi về âm nhạc cho các bạn trẻ thể hiện tài năng về ca hát của mình như: “Giọng hát Việt” , “Vietnam Idol”, “Vietnam Got Talent”… Những chương trình này thu hút rất đông khán giả truyền hình quan tâm. Nhưng điểm nhấn giúp các chúng tạo nên cơn sốt không phải từ các ca khúc nhạc Việt mà lại từ những ca khúc nước ngoài.
Có thể kể đến một vài trường hợp như trong đêm chung kết của cuộc thi Vietnam Idol, Uyên Linh đã trình bày ca khúc “Take Me To River” khiến ban giám khảo cùng khán giả sững sờ, xúc động, và được ví như là một “diva hát nhạc ngoại” trên một số diễn đàn âm nhạc. Văn Mai Hương cũng được chú ý nhiều hơn sau ca khúc “I Have Nothing" hay "Hot N Cold"...
Uyên Linh
Văn Mai Hương
Gần đây nhất là cuộc thi “The Voice” (Giọng hát Việt) lần đầu tiên diễn ra tại Việt Nam. Chương trình nhận được rất nhiều lời khen và sự quan tâm từ các khán giả, tuy chỉ mới phát sóng những tập đầu. Có rất nhiều thí sinh không chuyên được phát hiện cùng những giọng ca chạm đến tận tim người nghe. Nhưng đa số những trường hợp như thế đều rơi vào các ca khúc nhạc ngoại.
Đáng chú ý từ những ngày đầu tiên là thí sinh Hương Tràm. Cô đã trình bày bản hit một thời “I Will Always Love You” của Whitney Houston, gây xúc động mạnh cho ban giám khảo và các khán giả truyền hình. Clip Hương Tràm trình bày ca khúc này tại The Voice tập 1 đã đạt hơn 300.000 lượt xem trên Youtube.
Tiếp theo là những gương mặt như Đinh Hương, Quốc Cường khiến 4 thành viên ban giám khảo sững sờ cũng nhờ ngân nga những ca khúc tiếng Anh.
Tiếp theo là những gương mặt như Đinh Hương, Quốc Cường khiến 4 thành viên ban giám khảo sững sờ cũng nhờ ngân nga những ca khúc tiếng Anh.
Hương Tràm
Ở các tập sau của The Voice nhạc Việt cũng xuất hiện nhiều hơn nhưng vẫn chỉ như "sao buổi sớm" so với nhạc ngoại. Ca sỹ trẻ Văn Mai Hương từng chia sẻ rằng: “Hát nhạc ngoại rất khó, không chỉ cần phát âm chuẩn mà phải hiểu lời bài hát để cảm nhận”. Còn nếu chỉ muốn hát tốt thì rất đơn giản.
Mỗi người chỉ cần luyện tập một thời gian là có thể phát âm và hát tốt một bài hát nhạc ngoại bởi vì tiếng Anh không có thanh sắc, nên dễ dàng che lấp được nhiều nhược điểm trong cách nhả chữ, tạo điểm nhấn.
Mỗi người chỉ cần luyện tập một thời gian là có thể phát âm và hát tốt một bài hát nhạc ngoại bởi vì tiếng Anh không có thanh sắc, nên dễ dàng che lấp được nhiều nhược điểm trong cách nhả chữ, tạo điểm nhấn.
Đinh Hương
Hầu hết các thí sinh khi hát nhạc ngoại đều chọn những ca khúc bất hủ, hoặc những bản hit mới, vừa dễ đi vào lòng người, vừa phù hợp với thời đại. Các khán giả khi nghe những ca khúc này có thể lắc lư theo điệu nhạc dù không hiểu gì, hoặc cảm nhận sâu sắc tâm trạng trong ca khúc nếu nó đã quá quen thuộc.
Con dao hai lưỡi
Đồng ý rằng những ca khúc nước ngoài rất dễ gây ấn tượng và các thí sinh có thể khoe được chất giọng của mình. Nhưng nhiều khán giả bắt đầu lo ngại rằng nhạc Việt không đủ hay, không đủ lực để các thí sinh phô bày khả năng của mình hay sao? Trên các diễn đàn hiện nay, có nhiều lời nhận xét về xu hướng “sính ngoại” trong các sân chơi âm nhạc.
Có rất nhiều ý kiến tán đồng với việc thí sinh chọn nhạc nước ngoài vì Việt Nam hiện đang giao thoa với thế giới, nên khả năng hát nhạc nước ngoài của các ca sỹ cần được nâng cao hơn. Nhưng theo những ý kiến trái chiều thì: “Nếu thực sự bạn có khả năng, hãy trình bày tốt một ca khúc nhạc Việt, chứ không phải chọn một ca khúc nước ngoài quen thuộc để lôi kéo khán giả”.
Đã từng có thí sinh được khen ngợi rất nhiều tại một cuộc thi âm nhạc, nhờ trình bày ca khúc nước ngoài, nhưng thí sinh này cũng ngại ngùng chia sẻ nếu anh mà hát nhạc Việt thì… tiêu. Kinh khủng nhất là có một số thí sinh khi trình bày một ca khúc tiếng Việt quen thuộc đã quên lời, khiến người nghe hết sức khó chịu vì đây là tiếng mẹ đẻ của mình, chẳng lẽ thí sinh có thể hát được mà không hiểu gì về nội dung của ca khúc?
Những chương trình truyền hình thực tế luôn được chiếu rộng rãi trong cả nước, ai cũng có thể xem được và là một chương trình dành cho người Việt, nên những ca khúc nhạc Việt rất cần được tôn trọng và gìn giữ.
Những chương trình truyền hình thực tế luôn được chiếu rộng rãi trong cả nước, ai cũng có thể xem được và là một chương trình dành cho người Việt, nên những ca khúc nhạc Việt rất cần được tôn trọng và gìn giữ.
Thử đặt mình vào vị trí người nghe
Những chương trình lớn như The Voice, Vietnam Idol... là tâm điểm chú ý của khán giả cả nước. Rõ ràng, khán giả trẻ vẫn là lực lượng đông đảo nhất nhưng còn những tầng lớp khán giả khác thí sao? Người lớn tuổi, người lao động bình dân..., liệu họ có thấy những chương trình này hấp dẫn khi thí sinh hát gì mà họ nghe chẳng được câu nào?
The Voice Việt đang gây được nhiều chú ý
Hãy thử tưởng tượng, nếu những nước ngoài nghe được những ca khúc của thí sinh Việt Nam, liệu họ có cảm thấy phấn khích và bất ngờ như chúng ta đã thấy khi nghe thí sinh Việt hát nhạc ngoại không, khi trình độ hát tiếng Anh của chúng ta còn thua xa người bản xứ rất nhiều?
Đành rằng chất giọng mới là điều quan trọng nhưng cách chọn bài hát cũng là điều ban tổ chức các cuộc thi cũng nên lưu ý. The Voice Việt khác The Voice Mỹ, The Voice Anh ở đâu khi chúng ta cũng toàn hát những ca khúc tiếng Anh? Nếu vậy thì xem The Voice Mỹ và Anh có lẽ lại đã tai, đã mắt hơn chăng?
Đành rằng chất giọng mới là điều quan trọng nhưng cách chọn bài hát cũng là điều ban tổ chức các cuộc thi cũng nên lưu ý. The Voice Việt khác The Voice Mỹ, The Voice Anh ở đâu khi chúng ta cũng toàn hát những ca khúc tiếng Anh? Nếu vậy thì xem The Voice Mỹ và Anh có lẽ lại đã tai, đã mắt hơn chăng?