Nguyên tắc '3 nhiều 4 ít' giúp bạn khoẻ mạnh khi bước qua tuổi 50

Thu Hiền/VTC News,
Chia sẻ

Khi tuổi tác càng cao, cơ thể chúng ta phải đối mặt với những vấn đề về sức khỏe, vì vậy áp dụng những nguyên tắc sống tốt cho sức khỏe là vô cùng quan trọng.

Sau 50 tuổi, cơ thể có những dấu hiệu lão hóa rõ rệt như xương khớp nhức mỏi, trí nhớ suy giảm, mệt mỏi trong người… Vì vậy, ai cũng mong sẽ sở hữu cơ thể khỏe mạnh, sống trường thọ để tận hưởng cuộc sống. Theo Sohu , dưới đây là nguyên tắc “3 nhiều 4 ít” giúp bạn khoẻ mạnh khi bước qua tuổi 50.

Nguyên tắc '3 nhiều 4 ít' giúp bạn khoẻ mạnh khi bước qua tuổi 50 - Ảnh 1.

Khi tuổi tác càng cao, cơ thể chúng ta phải đối mặt với những vấn đề về sức khỏe (Ảnh: Aboluowang)

Nguyên tắc “3 nhiều”

Để phòng tránh những nguy cơ sức khỏe ngày càng gia tăng, các bác sĩ khuyên rằng những người trên 50 tuổi nên ăn nhiều hơn ba loại thực phẩm sau đây, chúng có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh Alzheimer, tiểu đường và các bệnh về mỡ máu.

Rau và trái cây sẫm màu

Loại thực phẩm này giàu chất chống oxy hóa, có thể làm chậm quá trình lão hóa và giảm tổn thương do các gốc tự do gây ra cho cơ thể. Chúng ta nên ăn các loại rau như rau bina, cải xoăn và các loại trái cây như việt quất, mâm xôi, dâu tây.

Cá giàu axit béo omega-3, giúp giảm viêm não, ngăn ngừa bệnh Alzheimer và các bệnh tim mạch. Bạn nên ăn cá ít nhất hai đến ba lần một tuần.

Các loại quả hạch

Những loại quả hạch chứa nhiều chất dinh dưỡng, có thể cải thiện sức khỏe tim mạch và điều hòa lượng đường trong máu. Bạn có thể ăn các loại hạt như quả óc chó, hạnh nhân, hạt điều... mỗi ngày với một lượng vừa phải.

Nguyên tắc “4 ít”

Ngoài ra, khi bước sang tuổi 50, bạn cũng nên thực hiện 4 thói quen dưới đây.

Ít ngồi lâu

Ngồi lâu không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe xương khớp mà còn dẫn đến tuần hoàn máu kém, tăng nguy cơ béo phì. Mỗi ngày nên tập thể dục với cường độ vừa phải trong 30 phút, chẳng hạn như đi bộ nhanh, đạp xe để thúc đẩy tuần hoàn máu.

Ít ăn mặn

Đồ ăn mặn sẽ gây ra huyết áp cao, khả năng đào thải muối của thận suy giảm, tăng nguy cơ phù nề và các vấn đề sức khỏe tổng thể. Ăn nhiều trái cây, rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp cải thiện thành phần thức ăn.

Ít tức giận

Áp lực cuộc sống trong xã hội ngày nay ngày càng gia tăng, con người cần phải suy nghĩ đến nhiều vấn đề hơn. Lo lắng quá nhiều dễ khiến cảm xúc khó kiềm chế, từ đó dẫn tới cáu gắt, tức giận.

Theo y học cổ truyền Trung Quốc, sự tức giận có thể làm tổn thương gan, gan sẽ bị kích thích, dẫn đến khí huyết kém lưu thông, chóng mặt, đau đầu. Ngoài ra, lục phủ ngũ tạng trong cơ thể đều có mối liên hệ với nhau, nếu bất kỳ cơ quan nội tạng nào có vấn đề sẽ ảnh hưởng đến khí huyết của toàn cơ thể. Điều này cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như huyết áp cao.

Ít thức khuya

Thiếu ngủ kéo dài sẽ khiến khả năng miễn dịch suy giảm, dẫn đến rối loạn chuyển hóa, tăng nguy cơ béo phì và tiểu đường. Vì vậy, đảm bảo ngủ đủ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày là vô cùng cần thiết.

Những người sống thọ đều có thói quen sinh hoạt rất quy củ, họ thường đi ngủ sớm và dậy sớm, rất ít khi thức khuya. Nhiều dữ liệu nghiên cứu cho thấy độ dài của giấc ngủ liên quan đến tuổi thọ.

Một nghiên cứu của Hiệp hội Ung thư Mỹ cho thấy, những người ngủ trung bình dưới 4 tiếng mỗi ngày nguy cơ mắc ung thư cao. Người ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi đêm sẽ có hệ thống miễn dịch tốt hơn, khả năng tự sửa chữa tế bào được tăng cường và nội tiết tố cũng được tiết ra bình thường vào ban đêm nên ít mắc các bệnh mạn tính, ung thư hơn những người thiếu ngủ.

Nếu bạn ngủ quá ít, nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể con người, gồm não sẽ tổn thương nghiêm trọng. Vì vậy, việc thường xuyên thức khuya chính là thói quen xấu khiến bạn đánh mất sức khỏe và cơ hội sống thọ của chính mình.

(Nguồn: Sohu)

Chia sẻ