Người trẻ kêu gọi Tết ông Công ông Táo không túi nilon
Một nhóm bạn trẻ tự nguyện đứng chốt ở một số cầu, sông hồ tại Hà Nội để vận động người dân thả cá không xả túi nilon xuống hồ trong Tết ông Công, ông Táo năm nay.
Lễ cúng ông Công, ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch là một trong những nét đẹp truyền thống của người Việt. Theo truyền thống, sau khi sắp lễ cúng ông Công, ông Táo, các gia đình sẽ thả cá chép cũng như thả tro hóa vàng xuống sông, ao hồ cho “mát mẻ”. Nhiều sông hồ ở Hà Nội như sông Hồng, hồ Bảy Mẫu, hồ Thiền Quang… “sợ” ngày ông Công, ông Táo, vì người dân không chỉ thả cá mà còn “nhân tiện” thả luôn cả túi nilon, bàn thờ, bát hương... xuống lòng hồ, khiến các công nhân vệ sinh rất vất vả để dọn dẹp.
Chứng kiến cảnh tượng không đẹp và gây hại đến môi trường đó, một nhóm sinh viên của các trường Đại học ở Hà Nội đã lên ý tưởng và thực hiện tuyên truyền, vận động người dân không thả túi nilon xuống ao, hồ khi đi phóng sinh cá chép. Ý tưởng phát sinh từ dịp Tết Quý Tỵ 2013, nhưng năm nay, Câu lạc bộ Thắp lửa trái tim mới bắt đầu thực hiện.
Một nhóm trẻ đứng dọc cầu Long Biên để tuyên truyền "thả cá không thả túi nilon".
Những tấm ảnh "xấu xí" trong những năm trước được các bạn in trong poster.
Đại diện nhóm chia sẻ, các bạn có 120 sinh viên tình nguyện tham gia trong “chiến dịch” này, chia nhau trực ở 4 điểm người dân hay thả cá và đồ thờ cúng là cầu Long Biên, hồ Ngọc Khách, cầu Đen (Hà Đông) và cầu Diễn (Từ Liêm) trong suốt ngày 22 đến hết ngày 23 tháng Chạp âm lịch.
Họ hy vọng hành động nhỏ của mình có thể thu hút sự chú ý...
... và phần nào thay đổi ý thức của người dân.
Đại diện nhóm cho biết, nhiều người tỏ ra thích thú và hưởng ứng hoạt động của các bạn.
Họ chuẩn bị sẵn những thùng giấy...
... được trang trí bằng khẩu hiệu "Thả cá, đừng thả túi nilon"...
... hoặc những túi lớn hơn để mọi người bỏ lại túi đựng cá, tro vàng.
Nhiều người hưởng ứng việc làm này.
Họ bỏ lại nilon, còn bát hương thì...
Một thành viên trong nhóm tâm sự: “Chúng em cũng chỉ có thể thuyết phục người dân không ném nilon xuống sông thôi, còn tro vàng, bát hương hay bàn thờ thì… đành chịu”.
Theo quan sát, hôm nay 22/1 (22 âm lịch), nhiều người dân cúng ông Công, ông Táo sớm ra sông Hồng thả cá và tro vàng, khi được các bạn trẻ đến thuyết phục đã để lại túi nilon, nhưng cũng không ít người thản nhiên làm theo thói quen cũ của mình.
Cách nơi các bạn trẻ đứng không xa, người phụ nữ này thản nhiên thả vàng mã chưa hóa và nilon xuống sông Hồng.
Các tình nguyện viên trong nhóm Thắp lửa trái tim sẽ đứng chốt ở 4 điểm cầu và hồ tại Hà Nội...
... trong 2 ngày 22 và 23 tháng Chạp.
Phút nghỉ ngơi giữa giờ tình nguyện.
Họ hy vọng, nỗ lực của mình sẽ góp phần giữ xanh cho Thủ đô trong ngày Tết cổ truyền.
Thói quen sử dụng túi nilon, đặc biệt là thói quen thả cá kèm tro vàng, bát hương kèm theo nilon xuống sông hồ ở Hà Nội trong ngày cúng ông Công, ông Táo tồn tại đã lâu, ăn sâu vào nếp nghĩ của người dân nên bên cạnh những hành động tuyên truyền, kêu gọi như những bạn trẻ này, có lẽ bản thân người dân cũng phải tự ý thức bảo vệ môi trường để giữ gìn hình ảnh ngày Tết ông Công ông Táo đẹp và văn minh.
Một nhóm trẻ đứng dọc cầu Long Biên để tuyên truyền "thả cá không thả túi nilon".
Những tấm ảnh "xấu xí" trong những năm trước được các bạn in trong poster.
Có 120 sinh viên tình nguyện tham gia vào "chiến dịch" này.
Họ hy vọng hành động nhỏ của mình có thể thu hút sự chú ý...
... và phần nào thay đổi ý thức của người dân.
Đại diện nhóm cho biết, nhiều người tỏ ra thích thú và hưởng ứng hoạt động của các bạn.
Bạn Nguyễn Thị Thu Trang, một sinh viên trường Đại học Thương mại cho hay: “Ý
tưởng của nhóm em này được nhiều người dân ủng hộ, nhiều người đi qua
đã giơ ngón tay cái lên, gật đầu cười với chúng em như khuyến khích,
động viên chúng em đây là hoạt động tốt”.
Thu Trang chia sẻ, cô thấy vui vì có nhiều người qua đường đã ra hiệu "like".
Thu Trang chia sẻ, cô thấy vui vì có nhiều người qua đường đã ra hiệu "like".
Không chỉ in các poster lớn in những hình ảnh người dân vứt nilon, xả rác xuống lòng hồ trong dịp cúng ông Công, ông Táo gây ô nhiễm và phân chia nhau cầm các biển tuyên truyền “Thả cá đừng thả túi nilon”, các bạn trẻ này còn đem theo những thùng, túi nilon lớn để vận động người dân để lại các túi nilon nhỏ đựng cá chép và tro vàng.
Họ chuẩn bị sẵn những thùng giấy...
... được trang trí bằng khẩu hiệu "Thả cá, đừng thả túi nilon"...
... hoặc những túi lớn hơn để mọi người bỏ lại túi đựng cá, tro vàng.
Nhiều người hưởng ứng việc làm này.
Họ bỏ lại nilon, còn bát hương thì...
Một thành viên trong nhóm tâm sự: “Chúng em cũng chỉ có thể thuyết phục người dân không ném nilon xuống sông thôi, còn tro vàng, bát hương hay bàn thờ thì… đành chịu”.
Thả bát hương cũ xuống sông, hồ, theo quan niệm của nhiều người là để cho "mát mẻ"...
... hành động này đã trở thành thói quen của không ít người Việt.
Theo quan sát, hôm nay 22/1 (22 âm lịch), nhiều người dân cúng ông Công, ông Táo sớm ra sông Hồng thả cá và tro vàng, khi được các bạn trẻ đến thuyết phục đã để lại túi nilon, nhưng cũng không ít người thản nhiên làm theo thói quen cũ của mình.
Cách nơi các bạn trẻ đứng không xa, người phụ nữ này thản nhiên thả vàng mã chưa hóa và nilon xuống sông Hồng.
Các tình nguyện viên trong nhóm Thắp lửa trái tim sẽ đứng chốt ở 4 điểm cầu và hồ tại Hà Nội...
... trong 2 ngày 22 và 23 tháng Chạp.
Tết năm ngoái, một số cá nhân, tập thể cũng đã tổ chức những hoạt động
tương tự như một thanh niên hóa trang thành Táo quân, chăng biển hiệu
“không nilon” đạp xe đạp trên phố hay dự án “Tôi ghét nilon” của các tổ
chức Môi trường thanh niên Hà Nội để kêu gọi một ngày Tết ông Công, ông
Táo “xanh”. Mục đích chung của họ là tuyên truyền thay đổi thói quen của
người dân Hà Nội trong việc sử dụng túi nylon khó phân hủy, ảnh hưởng
nghiêm trọng đến môi trường.
Phút nghỉ ngơi giữa giờ tình nguyện.
Họ hy vọng, nỗ lực của mình sẽ góp phần giữ xanh cho Thủ đô trong ngày Tết cổ truyền.
Thói quen sử dụng túi nilon, đặc biệt là thói quen thả cá kèm tro vàng, bát hương kèm theo nilon xuống sông hồ ở Hà Nội trong ngày cúng ông Công, ông Táo tồn tại đã lâu, ăn sâu vào nếp nghĩ của người dân nên bên cạnh những hành động tuyên truyền, kêu gọi như những bạn trẻ này, có lẽ bản thân người dân cũng phải tự ý thức bảo vệ môi trường để giữ gìn hình ảnh ngày Tết ông Công ông Táo đẹp và văn minh.