Người Sài Gòn tấp nập ngày tiễn ông Táo về chầu trời nhưng cá chép vàng bỗng dưng ế ẩm

Phi Yến - Clip: Kingpro,
Chia sẻ

Mặc dù bận rộn với công việc nhưng gia đình nào cũng cố gắng dành thời gian chuẩn bị lễ cúng ông Táo thật tươm tất với mong ước năm sau sẽ khởi sắc, năm tới đủ đầy hơn năm cũ. Ngay từ sáng sớm, chợ Sài Gòn đã tập nập người bán người mua, sắm sửa chu đáo cho lễ cúng.

Cá chép vàng ế ẩm dù người dân Sài Gòn tấp nập đi chợ chuẩn bị cho ngày tiễn ông Công ông Táo.

Theo tín ngưỡng văn hóa của người Việt, ngày 23 tháng Chạp hàng năm là ngày tiễn ông Công ông Táo về trời báo cáo các việc lớn nhỏ của gia chủ trong năm qua. Mặc dù bận rộn với công việc nhưng gia đình nào cũng cố gắng dành thời gian chuẩn bị lễ cúng ông Táo thật tươm tất với mong ước năm sau sẽ khởi sắc, năm tới đủ đầy hơn năm cũ. Vì vậy, ngay từ sáng sớm, chợ Sài Gòn đã tập nập người bán người mua, sắm sửa chu đáo cho lễ cúng.

Quan niệm dân gian cho rằng, ngày 23 tháng Chạp là ngày 3 hành tinh Mặt trời – Mặt trăng – Trái đất ở trên cùng một mặt phẳng quỹ đạo, khi đó cổng trời đã mở để đón ông Táo. Ông Táo sẽ cưỡi cá chép bay về thiên đình, trình báo những việc dưới nhân gian cho Ngọc Hoàng Thượng Đế.

Người Sài Gòn tấp nập ngày tiễn ông Táo về chầu trời nhưng  cá chép vàng bỗng dưng ế ẩm - Ảnh 2.

Sài Gòn tấp nập người đi chợ chuẩn bị cúng 23 tháng chạp.

Lễ tiễn ông Táo về chầu trời là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm đối với người dân Nam Bộ. Bởi đây được coi là ngày đánh dấu thời điểm bắt đầu vào mùa Tết Nguyên Đán. Trên bàn thờ vào ngày này luôn có bộ đồ mã cho các Táo (thường là bộ 3 mũ, 3 đôi hia, một số vàng thoi), hoa và trái cây cùng mâm cỗ cúng thịnh soạn. Mâm lễ của người Sài Gòn không thể thiếu chè trôi nước, xôi gà, đĩa kẹo làm từ mè đen, đậu phộng,… và bộ vàng mã "cò bay, ngựa chạy".

Không khí buôn bán tại các chợ ở TP Hồ Chí Minh trở nên vô cùng náo nhiệt. Các mặt hàng như vàng mã, trái cây và hoa rộn ràng người mua. Ngay từ sáng sớm, người dân đã tranh thủ đi chợ để chuẩn bị cho lễ cúng ông Táo với mong muốn chọn được những bông hoa đẹp nhất, những trái cây tươi nhất cho mâm cỗ thêm trọn vẹn. Những bông cúc vàng ngập tràn mọi ngõ ngách cùng khuôn mặt tươi vui của mọi người khiến không khí mùa xuân tưng bừng khắp phố phường.

Người Sài Gòn tấp nập ngày tiễn ông Táo về chầu trời nhưng  cá chép vàng bỗng dưng ế ẩm - Ảnh 3.

Nhiều mặt hàng cần thiết cho lễ cúng được bày bán ở chợ.

Đặc biệt, bánh trôi nước là một món được người dân nơi đây lựa chọn mua rất nhiều. Bởi theo phong tục của người Hoa, bánh trôi nước tượng trưng cho sự ngọt ngào. Những viên trôi nước được nặn tròn trịa, nhỏ nhắn, thơm dịu biểu hiện cho sự đủ đầy, cho ước vọng mùa màng bội thu, mưa thuận gió hoa, con cháu đầy đàn. Hình ảnh người dân Sài Gòn xếp hàng chờ mua đồ sắm sửa cho lễ cúng khiến ngày tiễn ông Táo về chầu trời càng thêm nhiều ý nghĩa, đồng thời thấy được sự quan trọng của những ngày lễ truyền thống đối với người dân Việt Nam.

Thị trường vàng mã, hoa và trái cây tấp nập là thế, nhưng thị trường cá chép – con vật được coi là phương tiện để đưa các ông Táo về trời năm nay lại khá "yên ắng" ở một vài con chợ. Về cá chép vàng, dân gian truyền miệng đây là một loài động vật sống trên thiên đình, nhưng do phạm lỗi nên bị đày xuống hạ giới. Sau khi tu thành chính quả, cá chép sẽ hóa rồng và bay trở lại thiên đình. Câu chuyện ông Táo cưỡi cá chép thể hiện ước nguyện ngàn đời của nhân dân về sự thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp, họ tin rằng cưỡi cá chép thì được thăng hoa, thăng tiến.

Người Sài Gòn tấp nập ngày tiễn ông Táo về chầu trời nhưng  cá chép vàng bỗng dưng ế ẩm - Ảnh 4.

Món ăn truyền thống không thể thiếu - bánh trôi nước.

Từ xưa tới nay tục lệ đều thế, nhắc tới Tết ông Công ông Táo, người ta sẽ nghĩ ngay tới việc thả cá chép vàng. Tuy nhiên hiện nay, tục lễ dường như đã có sự thay đổi. Thay vì mua cá chép để tiễn ông Táo thì một vài nơi sử dụng mía, tượng trưng cho chiếc thang để ông Táo về trời. Cũng có một số nơi sử dụng cá chép giấy để hóa vàng và cá chép làm bằng đường để thờ suốt năm, khiến cho các tiểu thương bán cá bị "hố hàng". Những năm trước, hình người dân đông đúc mua cá thì năm nay có vẻ đã thưa thớt hơn, tình hình bán cá cũng chậm hơn mọi năm. Giá cá cũng ổn định, không tăng cao đột biến, rơi vào từ 10.000 đồng đến 15.000/con nhỏ. Người bán thi nhau kêu "ế", còn người dân thi nhau mua các loại vật phẩm khác. Mặc dù cá năm nay có vẻ "đi chậm" nhưng trên môi các tiểu thương vẫn nở nụ cười tươi tắn, không khí chợ Sài Gòn vẫn nhộn nhịp, tất bật chuẩn bị cho lễ cúng ông Táo.

Người Sài Gòn tấp nập ngày tiễn ông Táo về chầu trời nhưng  cá chép vàng bỗng dưng ế ẩm - Ảnh 5.

Cá chép vàng không còn là sự lựa chọn của phần lớn người dân Sài Gòn mà thay vào đó là cây mía.

Ngày tiễn ông Táo là một trong những ngày lễ truyền thống quan trong nhất của người Việt Nam. Đây là một nét đẹp sẽ còn tồn tại mãi, để mỗi năm khi dịp Tết đến, lòng người lại hân hoan, rộn ràng chu đáo sắm sửa.

Chia sẻ