Người đàn ông 30 tuổi đột quỵ chỉ vì một thói quen mà tất cả chúng ta đều mắc phải sau khi tắm
Câu chuyện của người đàn ông này là bài học dành cho tất cả chúng ta.
Tờ Abolouwang mới đây chia sẻ về trường hợp 1 thanh niên mới 30 tuổi (người Đài Loan) đã qua đời vì đột quỵ.
Tối hôm đó, thanh niên này đi tắm nước nóng để thư giãn. Mọi chuyện diễn ra bình thường cho đến khi anh bước ra khỏi phòng tắm, bỗng cảm thấy cơn đau đầu dữ dội tấn công. Chẳng bao lâu, tay phải và chân phải trở nên tê liệt, không thể nói thành tiếng rõ ràng.
Lúc này gia đình vội vàng đưa anh vào bệnh viện cấp cứu, tại Bệnh viện Bệnh viên Nghĩa Đại để cấp cứu nhưng không qua khỏi. Kết quả cho thấy anh qua đời do xuất huyết não.
1 sai lầm sau khi tắm có thể dẫn đến đột quỵ

Hình minh họa.
Việc đi ra khỏi phòng ngay sau khi tắm nước nóng rất nguy hiểm. Các chuyên gia y tế chỉ ra rằng, khi cơ thể trải qua sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn có thể dẫn đến xuất huyết não, đột quỵ. Khi chúng ta tắm nước nóng, các mạch máu sẽ giãn ra do nhiệt độ cao rồi sau đó co lại mạnh mẽ khi tiếp xúc với môi trường lạnh bên ngoài.
Đặc biệt, nếu huyết áp không được kiểm soát chặt chẽ - như trường hợp của người đàn ông trên thì nguy cơ xảy ra biến chứng sẽ tăng vọt.
Theo bác sĩ phẫu thuật thần kinh Trần Đức Nguyên (công tác tại Bệnh viên Nghĩa Đại): Trong những ngày lạnh giá, tắm nước nóng có thể khiến mạch máu mở rộng quá mức, khi bước ra với bộ quần áo không đủ ấm, các mạch máu bị sốc nhiệt, co thắt đột ngột, đẩy huyết áp lên tới hơn 200 mmHg và dẫn đến vỡ mạch.

Hình minh họa.
Sự chuyển đổi nhiệt độ đột ngột rất nguy hiểm với những người có vấn đề về huyết áp hoặc cơ tim. Bác sĩ Trần Đức Nguyên khuyên rằng, khi thức dậy trong mùa lạnh, đừng vội vàng đặt chân trần xuống sàn lạnh mà hãy dành vài phút để làm ấm cơ thể. Tương tự, sau khi tắm, hãy để cơ thể thích nghi từ từ với nhiệt độ bên ngoài trước khi bước ra khỏi cửa.
Lưu ý quan trọng khi đi tắm ngày lạnh
Trong chương trình "Y học không khoa trương", bác sĩ phẫu thuật tim Viên Minh Kỳ cũng lưu ý rằng nước quá nóng khi tắm có thể làm các mạch máu giãn nở quá mức. Ngay sau đó, cơ thể nếu tiếp xúc với không khí lạnh, những mạch máu này co lại quá nhanh, tạo áp lực lớn, nhất là ở người cao tuổi, người bị tăng huyết áp, động mạch cứng hoặc đang dùng thuốc điều hòa tim.
Bác sĩ khuyên:
1. Kiểm soát nhiệt độ phòng tắm
Trước khi tắm, hãy đảm bảo phòng có nhiệt độ phù hợp. Tránh sử dụng nước quá nóng vì có thể khiến mạch máu giãn nở quá mức và gây áp lực lên tim mạch. Nước ấm vừa phải sẽ giúp cơ thể thư giãn mà không gây sốc nhiệt độ.

2. Làm ấm phòng tắm
Duỗi cơ sau khi tắm: Sau khi tắm, đừng vội vàng ra khỏi phòng. Hãy lau khô cơ thể và để cơ thể dần thích nghi với nhiệt độ phòng.
3. Sau khi tắm
Giữ ấm cơ thể: Sử dụng khăn ấm và mặc quần áo ấm sau khi tắm để duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định. Đối với người có vấn đề về tim mạch, huyết áp cao hay người cao tuổi, cần đặc biệt chú ý đến việc giữ ấm và theo dõi sức khỏe.
Tại sao đột quỵ lại gia tăng ở thế hệ trẻ?
Trong những năm gần đây, tỷ lệ đột quỵ không chỉ xuất hiện ở người cao tuổi mà còn có xu hướng gia tăng ở thế hệ trẻ. Các chuyên gia y tế cho biết, có một số yếu tố then chốt đang góp phần làm tăng nguy cơ đột quỵ ở người trẻ, bao gồm:
1. Căng thẳng gia tăng trong cuộc sống
Cuộc sống hiện đại với nhịp sống bận rộn, áp lực công việc và học tập đã khiến mức độ căng thẳng tăng cao. Căng thẳng kéo dài có thể gây ra rối loạn chức năng mạch máu và tăng huyết áp – một trong những nguyên nhân chính dẫn đến đột quỵ.

2. Thay đổi chế độ ăn uống và lối sống không lành mạnh
Sự thay đổi về chế độ ăn uống, kết hợp với thói quen tiêu thụ thức ăn nhanh, ít rau xanh và chất xơ đã góp phần làm tăng các yếu tố nguy cơ tim mạch. Đặc biệt, chế độ ăn nhiều muối đã được xác định là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tổn thương hàng rào máu não, làm trầm trọng thêm các tổn thương não và làm tăng nguy cơ đột quỵ.
3. Bỏ bê việc kiểm tra và quản lý huyết áp
Nhiều người trẻ không coi trọng việc đo và kiểm soát huyết áp. Tuy nhiên, huyết áp cao nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây tổn hại nghiêm trọng cho hệ thống mạch máu, đặc biệt là các mạch máu não, dẫn đến nguy cơ đột quỵ tăng cao.
4. Hút thuốc lá
Hút thuốc là một thói quen không lành mạnh đã được chứng minh là tăng nguy cơ nhồi máu ổ khuyết và các bệnh tim mạch khác. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng người hút thuốc có nguy cơ nhồi máu ổ khuyết cao gấp 2,23 lần so với người không hút thuốc, từ đó gián tiếp làm tăng nguy cơ đột quỵ.