Người đàn ông 10 năm theo đuổi những chiếc cầu có mái che chứa đựng lịch sử văn hóa và thay đổi số mệnh cả thôn làng

PHAN,
Chia sẻ

Mỗi cây cầu có mái che đều có những câu chuyện đầy ý nghĩa phía sau.

Những chiếc cầu có mái che ở Trung Quốc có hơn 2.000 năm lịch sử. Tài liệu liên quan xuất hiện sớm nhất từ triều Hán, hưng thịnh ở Đường - Tống và đỉnh điểm ở Minh - Thanh, dần dần bị quên lãng ở Cận đại.

Ở Trung Quốc, mỗi chiếc cầu có mái che cổ đều có những vai trò khác nhau: Nơi dừng chân nghỉ ngơi, tế lễ thần miếu, chợ buôn bán, cũng là nơi vui chơi, kiến trúc tiêu biểu mang đậm dấu ấn văn hóa… Mà trong mắt người dân địa phương, cầu có mái che không chỉ là công trình công cộng, mà còn là sợi dây liên kết giữa người với người, giữa các thôn làng với nhau. 

Người đàn ông 10 năm theo đuổi những chiếc cầu có mái che: Chứa đựng lịch sử văn hóa và thay đổi số mệnh cả thôn làng - Ảnh 1.

Lỗ Hiểu Mẫn, phía sau là cầu Ngọc Đới thuộc huyện Tín Phong (Giang Tây). Ảnh: The Paper

Người đàn ông 10 năm theo đuổi những chiếc cầu có mái che: Chứa đựng lịch sử văn hóa và thay đổi số mệnh cả thôn làng - Ảnh 2.

Cầu Âm Bình, huyện Văn (Cam Túc). Ảnh: The Paper

Người đàn ông 10 năm theo đuổi những chiếc cầu có mái che: Chứa đựng lịch sử văn hóa và thay đổi số mệnh cả thôn làng - Ảnh 3.

Cầu Ngũ Phúc, An Châu (Tứ Xuyên). Ảnh: The Paper

Lỗ Hiểu Mẫn  - “người theo đuổi cầu kiều” yêu thương những chiếc cầu từ trong tận tâm can. Hơn 10 năm trời, anh đã đi qua hơn 10 tỉnh thành, ghé thăm hàng trăm chiếc cầu có mái che. Trong mắt anh, cầu có mái che không chỉ là sự kết hợp tài tình giữa cầu và nhà, mà còn là tín ngưỡng và trí tuệ của người xưa, chứa đựng những câu chuyện đầy ý nghĩa.

Niềm đam mê với cầu có mái che

Người đàn ông 10 năm theo đuổi những chiếc cầu có mái che: Chứa đựng lịch sử văn hóa và thay đổi số mệnh cả thôn làng - Ảnh 4.

Cầu Tấn Tề, Tùng Dương (Chiết Giang). Ảnh: The Paper

Người đàn ông 10 năm theo đuổi những chiếc cầu có mái che: Chứa đựng lịch sử văn hóa và thay đổi số mệnh cả thôn làng - Ảnh 5.

Cầu Địa Bình, huyện Lê Bình (Quý Châu). Ảnh: The Paper

Lỗ Hiểu Mẫn sinh ra tại huyện Tùng Dương thuộc thành phố Lệ Thủy (Chiết Giang, Trung Quốc). Nơi anh sinh ra có đến 75 thôn làng truyền thống được giữ gìn cho đến hiện tại. Từ năm 2005, anh bắt đầu thói quen “băng đèo lội suối” để thưởng thức văn hóa truyền thống chứa đựng trong kiến trúc dân gian ở những thôn làng cổ kính. 

Trong quá trình này, Lỗ Hiểu Mẫn đã phát hiện một điều vô cùng thú vị: Đa số thôn làng đều có một bố cục giống nhau: Có sông chảy xuyên qua và những chiếc cầu kiều có mái che. Những chiếc cầu bắc ngang sông được làm bằng gỗ hoặc đá tảng, và đều có thêm mái che, thậm chí là phòng ốc với nhiều tầng. 

Người đàn ông 10 năm theo đuổi những chiếc cầu có mái che: Chứa đựng lịch sử văn hóa và thay đổi số mệnh cả thôn làng - Ảnh 6.

Cầu Bạch Vân, thôn Nguyệt Sơn, huyện Khánh Nguyên (Chiết Giang). Ảnh: The Paper

Vậy những chiếc cầu có mái che và thôn làng có quan hệ mật thiết như thế nào?

Sau quá trình đào sâu tìm hiểu, Lỗ Hiểu Mẫn dần phát hiện, cầu có mái che là một trong những kiến trúc công cộng quan trọng nhất trong thôn. Nó thể hiện quan hệ tông tộc trong thôn, là kiến trúc phong thủy dùng để cầu phúc tế lễ, thậm chí còn trở thành miếu chùa, học đường và nơi diễn hát vui chơi…

Ở thời cổ đại, hoạt động cưới hỏi và tang lễ phải đi qua cầu có mái che. Một số nơi, người dân còn ném bánh ú lên cầu vào Tết Đoan Ngọ để tưởng nhớ người có công với thôn làng hoặc đất nước.

Ở khu vực Tây Nam của Chiết Giang, cầu có mái che của người tộc Động còn trở thành chợ phiên, phục vụ hoạt động buôn bán mỗi ngày.

Có thể nói, cầu có mái che được xem như là vũ đài nhân sinh chứa đựng dấu ấn phong tục dân gian truyền thống.

Hành trình 10 năm với những chiếc cầu kiều 

Người đàn ông 10 năm theo đuổi những chiếc cầu có mái che: Chứa đựng lịch sử văn hóa và thay đổi số mệnh cả thôn làng - Ảnh 7.

Bên trong cầu Âm Bình, huyện Văn (Cam Túc). Ảnh: The Paper

10 năm kể từ 2012, Lỗ Hiểu Mẫn đã đi qua hơn 300 cây cầu có mái che ở hơn 10 tỉnh thành. Những chuyến đi này đều được anh tận dụng trong thời gian rảnh rỗi cuối tuần hoặc các dịp lễ.

Đến một địa điểm bất kỳ, Lỗ Hiểu Mẫn đều tìm hiểu và lưu lại các thông tin như vị trí địa lý, năm khởi công cũng như kích thước của mỗi chiếc cầu có mái che. 

Sở thích “theo đuổi cầu kiều” mặc dù hiếm hoi, nhưng vẫn có đội nhóm liên kết chặt chẽ với nhau. Ai phát hiện chiếc cầu đặc biệt ở địa điểm nào thì sẽ thông báo cho nhau để cùng lên kế hoạch đến xem. 

Lỗ Hiểu Mẫn cho biết, anh có người bạn tên Ngô Vệ Bình đã đi qua hơn 20 tỉnh thành khắp cả nước, thăm thú hơn 700 cây cầu. Chỉ cần phát hiện chiếc cầu mới, mọi người cùng chia sẻ với nhau.

Cầu có mái che - “Cầu phong thủy“

Phóng viên tờ The Paper hỏi Lỗ Hiểu Mẫn: Cầu có mái che thời cổ đại cũng được gọi là “cầu phong thủy”. Vậy mục đích ban đầu xây dựng nên những cây cầu có mái che là gì? 

Lỗ Hiểu Mẫn cho biết, người cổ đại tin rằng trên trời, dưới đất và nhân gian đều có thần linh. Do đó, người ta đã gửi gắm quan niệm phong thủy vào những chiếc cầu kiều. 

Ví dụ vị trí thôn làng nằm trong 4 mặt núi, thôn dựa núi, trước thôn có cánh đồng rộng lớn... là yếu tố quyết định vị trí xây dựng cầu. 

Trong thôn nhất định có nước cung cấp tưới tiêu và sinh hoạt. Mà hướng nước chảy cũng vô cùng quan trọng, tốt nhất là chảy vào từ hướng Tây Bắc, chảy ra từ hướng Đông Nam. Đối ứng với bát quái cổ đại, hướng Tây Bắc gọi là “Càn”, đại diện cho cửa trời; hướng Đông Nam gọi là “Tốn”, đại diện cho địa hộ (dòng nước chảy đi).

Người xưa tin rằng “tụ nước vi tài” (tạm dịch: nơi nước tụ về sinh tiền tài), nên tốt nhất nơi nước chảy đi phải là chỗ khuất. Thế là hai bên bờ, nơi cửa nước chảy đi trồng nhiều cây lớn, xây thêm cầu có mái che để che mất tầm nhìn hướng nước chảy ra ngoài thôn. 

Trên đường nước chảy, người dân thiết kế và đổ đất tạo khúc cua, bậc thang để làm chậm dòng chảy, vừa có tác dụng tụ nước vừa phòng lũ lụt.

Người đàn ông 10 năm theo đuổi những chiếc cầu có mái che: Chứa đựng lịch sử văn hóa và thay đổi số mệnh cả thôn làng - Ảnh 9.

Cầu Hộ Quan và chùa Thời Tự ở thôn Đại Địa, huyện tự trị Cảnh Ninh (Chiết Giang). Ảnh: The Paper

Hai bên đầu cầu còn có thể xây dựng miếu chùa. Ví dụ như thôn Đại Tế ở huyện tự trị Cảnh Ninh (thành phố Lệ Thủy) có chiếc cầu mái che tên Hộ Quan. Bên cầu là ngôi chùa Thời Tư được xây dựng từ thời Tống, có kết cấu bằng gỗ, được gìn giữ vô cùng hoàn chỉnh. Bên cạnh chùa còn có ngôi từ đường được xây dựng vào thời Minh. Ngoài ra, ở một số nơi, người ta còn xây đình đài lầu các bên cạnh cầu tùy theo phong tục và quan niệm địa phương.

Tên cầu và phong thủy cũng có liên quan với nhau. Ví dụ, có cầu còn được trực tiếp đặt tên là cầu Thủy Khẩu, cầu Thủy Vỹ hoặc cầu Âm Dương; còn có cái được gọi là cầu Vĩnh Trấn, cầu Tỏa Tinh, cầu Hộ Quan. 

Thậm chí có cầu đặt tên trong Kinh Dịch là cầu Đôn Lợi. Rồng là biểu tượng của nước, nên có nhiều cây cầu đặt tên mang ý nghĩa rồng, như cầu Tiếp Long, cầu Ngưỡng Long, cầu Hộ Long, cầu Bảo Long… 

Người đàn ông 10 năm theo đuổi những chiếc cầu có mái che: Chứa đựng lịch sử văn hóa và thay đổi số mệnh cả thôn làng - Ảnh 10.

Cầu Hoàng Thủy, huyện Khánh Nguyên (Chiết Giang). Ảnh: The Paper

Huyện Khánh Nguyên có “Hoàng Thủy Trường Kiều” - cầu dài Hoàng Thủy, được xây dựng từ thời Càn Long. Theo thông tin ghi chép, sau khi được khánh công, cầu này bị nước quật đổ nhiều lần, mùa màng thất thu, gia cầm gia súc trong nhà thường biến mất. 

Người trong thôn mời thầy phong thủy về xem thì nói rằng cửa ra của nước sông quá rộng, không tụ tài, nên dời cầu dịch vào trong 200 bước. Vừa hay chỗ đó lại có một ngọn núi, xây mái che của cầu dài từ 15 đến 21 gian. Núi và cầu có mái che kết hợp tạo nên thế trận như sợi dây xích giữ chặt hai con chó giữ cửa. Quả nhiên không lâu sau, thôn làng mưa thuận gió hòa, cầu cũng không bị sụp đổ nữa. 

Tuy nhiên, nếu suy xét kỹ lưỡng, sự thay đổi vị trí của cầu Hoàng Thủy không hề mang ý nghĩa mê tín, mà có nguyên nhân khoa học. Vì cầu Hoàng Thủy ban đầu được xây dựng ở cửa nước, triều lên nước chảy mạnh nên cầu rất dễ bị đánh sập. Dời cầu tiến vào trong 200 bước, vừa hay là khúc cua của sông nên dòng chảy chậm, do vậy cầu không chịu áp lực nước quá lớn. 

Cầu kiều chứa đựng phong tục tập quán và truyền thống văn hóa 

Người đàn ông 10 năm theo đuổi những chiếc cầu có mái che: Chứa đựng lịch sử văn hóa và thay đổi số mệnh cả thôn làng - Ảnh 11.

Cầu Vân Long (Phúc Kiến). Ảnh: The Paper

Người đàn ông 10 năm theo đuổi những chiếc cầu có mái che: Chứa đựng lịch sử văn hóa và thay đổi số mệnh cả thôn làng - Ảnh 12.

Người địa phương tổ chức “tẩu cổ sự” dưới cầu Vân Long. Ảnh: The Paper

Lỗ Hiểu Mẫn chia sẻ, ở Liên Thành (Phúc Kiến) có một cây cầu tên Vân Long vô cùng thú vị. Người địa phương có một phong tục gọi là “tẩu cổ sự” được tổ chức vào giai đoạn Tết Nguyên Tiêu mỗi năm để cầu mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an. Trong ngày diễn ra “tẩu cổ sự”, đoàn người cùng tụ tập dưới cầu Vân Long tổ chức các trò chơi bên dòng nước, đông vui như các lễ hội ngày nay.

Hơn 50 cây cầu ở huyện Cảnh Ninh (Chiết Giang) có đến 6 cầu có hí đài. Đặc sản của địa phương này là nấm hương (hương cô) nên thể loại hí dân gian cũng có tên “Cô Dân Hí”. Trước ngày thu hoạch nấm hương, người dân cùng biểu diễn ca hát và múa rối trên hí đài để cầu mong bình an.

Người đàn ông 10 năm theo đuổi những chiếc cầu có mái che: Chứa đựng lịch sử văn hóa và thay đổi số mệnh cả thôn làng - Ảnh 13.

Cầu Ba Đoàn, Tam Giang (Quảng Tây). Ảnh: The Paper

Người đàn ông 10 năm theo đuổi những chiếc cầu có mái che: Chứa đựng lịch sử văn hóa và thay đổi số mệnh cả thôn làng - Ảnh 14.

Cầu Văn Hưng, Thái Thuận (Chiết Giang). Ảnh: The Paper

Người đàn ông 10 năm theo đuổi những chiếc cầu có mái che: Chứa đựng lịch sử văn hóa và thay đổi số mệnh cả thôn làng - Ảnh 15.

Cầu Hồ, huyện Cảnh Ninh (Chiết Giang). Ảnh: The Paper

Huyện An Hóa (Hồ Nam) có cầu Vĩnh Tích, dài hơn 80m, được xây dựng từ thời vua Quang Tự nhà Thanh nhờ vào số tiền quyên góp của người dân. Vì số tiền cực lớn nên để đảm bảo tính công bằng và minh bạch, trưởng thôn đã tổ chức một hoạt động lựa chọn người chịu trách nhiệm quản lý thiết kế và xây cầu. 

Theo đó, mỗi người thợ phải đóng một thanh gỗ (như hình dưới) rồi khắc tên của mình lên, ném xuống nước ngâm 1 ngày. Hôm sau vớt thanh gỗ lên rồi tháo rời các bộ phận ra, cái nào không có nước vào khe hở của các khớp nối thì xem như đạt chuẩn. Kết quả là một người thợ họ Ngô đã chiến thắng và đảm đương nhiệm vụ cao cả. Thế là cầu Vĩnh Tích đã được ra đời và tồn tại hơn 140 năm.

Người đàn ông 10 năm theo đuổi những chiếc cầu có mái che: Chứa đựng lịch sử văn hóa và thay đổi số mệnh cả thôn làng - Ảnh 16.

Thanh gỗ khắc tên thợ trong cuộc tuyển chọn xây cầu Vĩnh Tích. Ảnh: The Paper

Người đàn ông 10 năm theo đuổi những chiếc cầu có mái che: Chứa đựng lịch sử văn hóa và thay đổi số mệnh cả thôn làng - Ảnh 17.

Người dân qua lại cầu Vĩnh Hòa. Ảnh: The Paper

Người đàn ông 10 năm theo đuổi những chiếc cầu có mái che: Chứa đựng lịch sử văn hóa và thay đổi số mệnh cả thôn làng - Ảnh 18.

Cửa sổ trên cầu Vĩnh Hòa. Ảnh: The Paper

Người đàn ông 10 năm theo đuổi những chiếc cầu có mái che: Chứa đựng lịch sử văn hóa và thay đổi số mệnh cả thôn làng - Ảnh 19.

Nghệ nhân thủ công dân gian trên cầu Trình Dương, Tam Giang. Ảnh: The Paper

Cũng ở An Hóa (Hồ Nam), nơi đây mỗi 5 năm lại công khai tuyển chọn “người giữ cầu”. Người tham gia tuyển chọn phải có tính trách nhiệm cao, có trình độ văn hóa, được người trong làng công nhận, như nhân viên nhà nước nghỉ hưu, người cao tuổi có học thức, nhân tài có công danh… 

Mỗi cây cầu mái che đều có nhiều câu chuyện phía sau. Từ đó, chúng ta có thể nhìn thấy, cầu kiều chiếm hẳn một vị trí quan trọng trong tim người Trung Quốc. Văn hóa cầu kiều có mái che vẫn luôn trường tồn với thời gian.

(Nguồn: The Paper)

Chia sẻ