Dòng sông đục nhất Trung Quốc dần trong xanh hơn, nhưng lại không có nhiều cá? Nghe nguyên nhân mới thật sự ngỡ ngàng

PHAN,
Chia sẻ

Nhắc đến dòng sông đục nhất Trung Quốc, chúng ta không thể không gọi tên Hoàng Hà.

Hoàng Hà là được mệnh danh là sông Mẹ của Trung Quốc, cùng với sông Dương Tử (Trường Giang) đã khai sinh ra nền văn minh Trung Hoa vĩ đại. Hoàng Hà còn nổi tiếng với dòng nước màu vàng đậm chảy dữ dội cuồn cuộn đầy bùn cát. Được biết, Hoàng Hà là con sông có hàm lượng cát lớn nhất đất nước tỷ dân.

Mỗi năm, Hoàng Hà lưu chuyển hơn 1,6 tỷ tấn cát. Có thể nói, cứ mỗi mét khối nước sông thì chứa đến 35kg cát. Người Trung Quốc có hẳn một câu dành riêng cho nước sông Hoàng Hà: Một bát nước, nửa bát cát!

Nước sông Hoàng Hà dần trong xanh hơn, nhưng tại sao cá không nhiều hơn mà lại ít đi? Nghe nguyên nhân mới ngỡ ngàng - Ảnh 1.

Nước sông Hoàng Hà dần trong xanh hơn, nhưng tại sao cá không nhiều hơn mà lại ít đi? Nghe nguyên nhân mới ngỡ ngàng - Ảnh 2.

Nước sông Hoàng Hà dần trong xanh hơn, nhưng tại sao cá không nhiều hơn mà lại ít đi? Nghe nguyên nhân mới ngỡ ngàng - Ảnh 3.

Nước sông Hoàng Hà dần trong xanh hơn, nhưng tại sao cá không nhiều hơn mà lại ít đi? Nghe nguyên nhân mới ngỡ ngàng - Ảnh 4.

Nhưng, nước đục không có nghĩa là sông dơ bẩn, mà nước trong thì chưa chắc đã sạch sẽ. Mặc dù nước sông Hoàng Hà cuồn cuộn đục ngầu, được ví là con sông giận dữ của Trung Quốc nhưng lại có đến hơn 150 loài cá sống ở đây.

Tuy nhiên, những năm trở lại đây, nước sông Hoàng Hà càng trở nên trong dần. Thế nhưng cá lại ít đi rõ rệt.

Nước sông Hoàng Hà trong xanh hơn

Nước sông Hoàng Hà dần trong xanh hơn, nhưng tại sao cá không nhiều hơn mà lại ít đi? Nghe nguyên nhân mới ngỡ ngàng - Ảnh 5.

Nước sông Hoàng Hà dần trong xanh hơn, nhưng tại sao cá không nhiều hơn mà lại ít đi? Nghe nguyên nhân mới ngỡ ngàng - Ảnh 6.

Qua quá trình sống lâu dài ở sông Hoàng Hà, những loài cá đã tiến hóa một loại mang đặc biệt. Nó có thể lọc bỏ bùn cát trong nước sông để hấp thu dưỡng khí.

Chống lũ sông Hoàng Hà luôn là công tác quan trọng của cả Trung Quốc. Nhiều năm qua, chính quyền đã đầu tư rất nhiều vật tư và tài chính. Nhờ đó mà thiên tai lũ lụt ở hai bên sông Hoàng Hà đang giảm dần. Thế nhưng cuộc đấu tranh giữa người dân và sông Hoàng Hà có thể chỉ mới bắt đầu.

Vì những năm gần đây, Trung Quốc tiến hành quản lý nước sông Hoàng Hà, xây dựng rất nhiều công trình thủy lợi lớn. Chất lượng nước sông Hoàng Hà đã dần được cải thiện bằng cách trồng cây trên cao nguyên Hoàng Thổ để giảm xói mòn đất, gia cố đê hai bên bờ Hoàng Hà, xây dựng các đập và các dự án trữ nước khác để chặn đất cát phù sa. Động thái này đương nhiên đã ảnh hưởng đến môi trường sinh trưởng của những loài thủy sản sống trong Hoàng Hà, đặc biệt là cá.

Các nhà khoa học đã thiết kế ra những thửa ruộng bậc thang, không những có thể trồng trọt mà còn chặn đất cát ở sông Hoàng Hà, làm cho nước sông trở nên trong xanh hơn.

Mặc dù lượng đất cát trong nước sông Hoàng Hà đang bị suy giảm đáng kể và chất lượng nước đã được cải thiện, nhưng tại sao lượng cá trong nước không tăng lên mà lại giảm đi?

Nước đục thành trong, lượng cá suy giảm

Nước sông Hoàng Hà dần trong xanh hơn, nhưng tại sao cá không nhiều hơn mà lại ít đi? Nghe nguyên nhân mới ngỡ ngàng - Ảnh 7.

Nước sông Hoàng Hà dần trong xanh hơn, nhưng tại sao cá không nhiều hơn mà lại ít đi? Nghe nguyên nhân mới ngỡ ngàng - Ảnh 8.

Nước sông Hoàng Hà dần trong xanh hơn, nhưng tại sao cá không nhiều hơn mà lại ít đi? Nghe nguyên nhân mới ngỡ ngàng - Ảnh 9.

Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng nước trong có lợi hơn cho sự sống của cá, nhưng thực tế không phải vậy, nước sông trong chưa chắc đã là môi trường tốt nhất cho cá phát triển.

Hơn nữa, người dân sống hai bên bờ sông lại thả loài cá đỏ và cá ngân ngoại lai, gây ảnh hưởng rất lớn đối với môi trường sinh sống của những loài cá bản địa. 

Chưa hết, hoạt động đánh bắt thủy sản của con người diễn ra quá mức, phá hủy môi trường sinh thái, ô nhiễm nguồn nước, xây đập, dẫn đến số lượng cá ngày càng ít đi. 

Mặc dù nước sông Hoàng Hà trước đây rất đục, nhưng chất lượng nước vẫn tốt và minh chứng là cá đã sinh trưởng rất phong phú. Nơi đây nổi tiếng với tôm Hoàng Hà, cá đao, cá chép… Nước sông Hoàng Hà chứa rất nhiều khoáng chất, có lợi cho sinh trưởng của cá tôm.

Nhiều loài cá ở sông Hoàng Hà có thói quen di cư. Chính quyền xây đập, cũng đồng nghĩa với đường di cư của chúng đã bị chặn lại. Nhiều loài cá cũng mất nơi sinh sản khiến lượng cá giảm dần theo từng năm.

Mặc dù việc xây dựng đập mang lại lợi ích cho cư dân hai bên bờ sông Hoàng Hà, nhưng nó mang lại nhiều tác động đến sự sinh tồn bình thường của cá, về lâu dài sẽ dẫn đến suy giảm số lượng cá một cách tự nhiên.

Qua đó cho thấy, việc bảo vệ và cân bằng hệ sinh thái sông Hoàng Hà là vô cùng cấp bách.

(Nguồn: Sohu)

Chia sẻ