Ngôi làng không có bóng dáng đàn ông

Lưu Hiền,
Chia sẻ

Đàn ông không được phép sống trong ngôi làng này, nếu muốn vào làng họ phải xin phép và tuân thủ theo các quy tắc cư xử nhất định.

Ngôi làng được thành lập 25 năm trước bởi Rebecca Lolosoli với mục đích là nơi ẩn náu an toàn cho phụ nữ và trẻ em gái, những người muốn thoát khỏi tình trạng lạm dụng trong xã hội nam quyền của người Samburu, miền Bắc Kenya.
 
Rebecca đã từng là một thành viên của bộ lạc Samburu, bây giờ là người đứng đầu của làng không nam giới Umoja. Từng chứng kiến nhiều cảnh bao lực từ khi còn là một đứa trẻ, bà đã nhận ra rằng người Samburu vốn đã có truyền thống lạm dụng phụ nữ. Vậy là bà đã đứng lên chống lại thông lệ đó, đứng về phía những góa phụ, trẻ mồ côi, những nạn nhân của nạn hãm hiếp, tra tấn, hôn nhân ép buộc.

Ngôi làng được thành lập 25 năm trước bởi Rebecca Lolosoli với mục đích là nơi ẩn náu an toàn cho phụ nữ và trẻ em gái.

Rebecca đã cùng với 16 người sống sót qua nạn bạo lực hợp lại thành một cộng đồng để bảo vệ lẫn nhau, lập trại tại một cánh đồng cỏ khô và thành lập ra Umoja.
 
Thái độ thẳng thắn của Rebecca đã gặp rất nhiều sự chống đối. Nam giới trong làng đánh đập bà, trong khi chồng lại không đứng ra bảo vệ. Vậy nên, đến năm 1990, bà đã dẫn đầu một cuộc di cư đến vùng đất mới. 

Ở tuổi 53, Rebecca Lolsoli là một nhà kinh doanh thành công và tiếp tục làm việc không mệt mỏi chống lại những hủ tục và bảo vệ quyền phụ nữ tại Kenya.

Đàn ông không được phép sống lại ngôi làng, nhưng họ có thể đến thăm miễn là họ cư xử phù hợp và tuân thủ các quy tắc.
 
Bà nói thêm: "Chồng của tôi không phải người xấu. Chúng tôi cưới nhau khi tôi 18 tuổi và anh ta phải trả 17 con bò làm của hồi môn. Nhưng có bốn người đàn ông không thích tôi vì tôi bắt đầu buôn bán, họ đánh tôi và cướp tiền của tôi. Sau đó tôi bắt đầu nói đến việc giúp đỡ những nạn nhân bị hãm hiếp, và khi chồng tôi đi vắng, những người đàn ông này lại đánh đập tôi dã man hơn. Khi tôi rời bệnh viện, cha mẹ tôi nói tôi nên về với chồng. Nhưng anh ta không đề cập gì đến việc những người đàn ông kia đã làm. Và tôi nhận ra rằng sẽ chẳng có ai bảo vệ tôi, nên tôi quyết tâm ra đi."
 
Rebecca đã cùng với 16 người sống sót qua nạn bạo lực hợp lại thành một cộng đồng để bảo vệ lẫn nhau, lập trại tại một cánh đồng cỏ khô. Ngay sau đó, "Umoja" - có nghĩa là sự thống nhất trong tiếng Swahili ra đời. Bây giờ nó đã phát triển thành một ngôi làng độc lập và phát triển. Những người phụ nữ ở đây làm đồ trang sức và các đồ thủ công khác, họ có thể nuôi bản thân và con cái bằng cách biến ngôi làng thành một điểm du lịch. Họ cũng đã góp chung tiền của để lập một quỹ bệnh tật và tàn tật, một trung tâm cộng đồng và một trường học. Khu vực này dễ bị hạn hán, nên những người phụ nữ ở đây không phụ thuộc nhiều vào gia súc. Thay vào đó, họ nuôi gà để lấy thu nhập và thức ăn. 

'Umoja" - có nghĩa là sự thống nhất trong tiếng Swahili.
 
Rebecca cho biết: "Đàn ông không được phép sống lại ngôi làng, nhưng họ có thể đến thăm miễn là họ cư xử phù hợp và tuân thủ các quy tắc của chúng tôi. Mục tiêu của chúng tôi là cải thiện sinh kế của phụ nữ do nạn đói tràn lan và chống lại vấn đề bị ra đình bỏ rơi của phụ nữ. Chúng tôi cũng cưu mang các cô gái chạy trốn hoặc bị bố mẹ đuổi do mang thai hay kết hôn sớm."
 
Mặc dù những người phụ nữ của Umoja vẫn đang tự sinh sống rất tốt, nhưng mọi chuyện không phải lúc nào cũng dễ dàng. Rebecca giải thích rằng họ đã bắt đầu với các cửa hàng nhỏ bán bột ngô và đường, nhưng ý tưởng này không khả thi. Sau hai năm thất bại, họ quyết định bán những sản phẩm truyền thống cho khách du lịch. Công nhận những nỗ lực của họ, chính quyền từ Dịch vụ cuộc sống hoang dã Kenya đã cử những người phụ nữ ở làng đi thực tế tại khu Bảo tồn Quốc gia Maasai Mara để xem ở đó họ bán các sản phẩm du lịch gì.

Họ bán những sản phẩm truyền thống cho khách du lịch.

Họ đã có một dự án đầy tham vọng về khu cắm trại văn hóa và đạt được những thành công nhất định.
 
"Ngay khi trở về từ chuyến đi học thực tế, chúng tôi bắt tay vào một dự án đầy tham vọng về khu cắm trại văn hóa, dự án đến nay đã đạn được thành công nhất định. Chúng tôi quyết định bán các sản phẩm kết từ cườm và biến ngôi làng thành điểm du lịch. Chúng tôi đã có thể xây dựng một ngôi trường cho trẻ em ở Umoja và các ngôi làng lân cận theo học."
 
Khi bắt đầu kiếm được một số tiền kha khá, những người phụ nữ gặp phải sự đố kị từ một số người đàn ông. Rebecca nhớ lại: "Vài người đàn ông cũng dựng một ngôi làng ở gần đến chặn lối đi của du khách vào làng chúng tôi. Khi đó, 30 người đã đánh chúng tôi trước mặt các du khách để biến nơi đây thành một nơi bất ổn." Vì vậy những người phụ nữ quyết định mua lại phần đất, để ngăn không cho ai gây khó khăn cho họ nữa. Họ đã phải tiết kiệm hàng tháng trời để giả các khoản tiền, và nó tốn khoảng 200.000 shillings (khoảng 42,5 triệu).

Từ khi Umoja được thành lập, Rebecca đã liên tục được bầu làm người đứng đầu. Bà cũng là người đứng đầu chinh nhánh địa phương của tổ chức Maendeleo Ya Wanawake, một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động với mục tiêu nâng cao đời sống của phụ nữ ở Kenya. Vào năm 2010, Rebecca nhận được giải thưởng Lãnh đạo toàn cầu từ Voices Vital, một tổ chức phi lợi nhuận khác hoạt động vì quyền phụ nữ và trẻ em. Ở tuổi 53, bà là một nhà kinh doanh thành công và tiếp tục làm việc không mệt mỏi chống lại những hủ tục và bảo vệ quyền phụ nữ tại Kenya.
 
(Nguồn: odditycentral)
Chia sẻ