Ngoại tình bị phạt tù tới 3 năm: Các mẹ ơi đừng vội mừng!
Đọc tâm sự của các mẹ đang hân hoan với quy định phạt tù người ngoại tình, tôi vừa bùi ngùi với nỗi đau của người cùng giới nhưng vẫn không thể không lăn ra cười.
Các mẹ ơi, dễ gì mà bỏ tù người ngoại tình ạ?
Điều luật
mới khiến chị em ta đang xôn xao lên ấy (điều 182 Bộ luật Hình sự 2015, có hiệu
lực từ 1.7.2016, quy định người ngoại tình có thể bị tù từ một đến ba năm), nó
không mới mẻ gì cả.
Nó có tận
17 năm rồi các mẹ ạ, nhưng nằm rải rác trong các văn bản luật khác nhau nên các
mẹ chưa nắm rõ đấy thôi.
Thế tại
sao đến giờ chị em mình lại tưng bừng lên share nhau như mới toanh vậy?
Ấy là vì
điều luật này gần như bất khả thi, các mẹ à.
Nội dung
của điều luật quy định hành vi có thể bị phạt tù là "người đang có vợ chồng
mà chung sống như vợ chồng với người khác (...) dẫn đến ly hôn, một trong hai
bên hoặc con cái của họ tự sát, đã bị tòa buộc hủy quan hệ nhưng vẫn tiếp tục...
Mấu chốt
ở đây là cụm từ "Chung sống như vợ chồng".
Ngoại tình có thể bị phạt tù đến 3 năm. Nhưng ai sẽ đứng ra làm chứng cho chuyện lùm xùm vợ/chồng nhà người ta đi ngoại tình? (Ảnh minh họa).
Thế nào là chung sống như vợ chồng?
Theo hướng
dẫn tại Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC hướng dẫn áp
dụng Chương XV “Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình” của Bộ luật Hình
sự 1999 do Bộ Tư pháp - Bộ Công an - TANDTC - VKSNDTC ban hành, hành vi “chung
sống như vợ chồng” được xác định khi họ chung sống thực tế, thường xuyên, công
khai và được nhiều người biết đến.
Cụ thể
việc chung sống như vợ chồng thường được chứng minh bằng việc có con chung, được
hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung, đã được gia
đình cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó...
Thế
nhưng ai đã ngoại tình mà còn công khai?
Và với
thực tế xã hội hiện nay, các mẹ làm thế nào để có lời chứng của hàng xóm là chồng
(vợ) mình đang sống chung với người khác như vợ chồng?
Ngay cả
việc cứu người bị tai nạn đang bên bờ vực sống chết mà đa số còn ngần ngại thì
ai sẽ chịu đi làm chứng cho những lùm xùm hậu trường nhà khác?
Hỏi đã
là trả lời.
Chứng
minh tài sản chung cũng bất khả thi như vậy.
Anh A bỏ
tiền mua cho chị B căn hộ, chiếc xe... Nếu "chắc đạn" quá, ảnh sẽ nhờ
người quen đứng tên cho chị kia sử dụng chứ chưa sang tên vội.
Phổ biến
hơn cả là chị nọ "chắc đạn" nên đứng tên tài sản hẳn một mình. Làm gì
có việc cả hai cùng đứng tên tài sản để các bà vợ lấy làm bằng chứng?
Thậm chí
cả khi có con chung cũng chưa chắc kiện được.
Một luật
sư ở Đoàn luật sư TPHCM kể tôi nghe một trường hợp cách đây nhiều năm: Có người
vợ bị bại não nhiều năm. Cô bạn thân của chị từ nước ngoài về thăm, sau đó người chồng và người bạn này có con chung với
nhau.
Cháu bé
được khai sinh ngay tại nhà của hai vợ chồng nói trên, với tên cha là tên người
chồng.
Mẹ của
người vợ lo tính mạng và tài sản của con gái mình có thể bị xâm hại, bèn phát
đơn kiện anh con rể đã vi phạm chế độ một vợ một chồng.
Đi điều
tra, anh con rể thưa: "Vì thương người bạn chung một mình mang thai sinh nở,
nên đứng tên giùm".
Ngay cả
khi giám định ADN mười mươi đây là con ruột đi nữa, anh ấy cũng cãi bay được.
"Tôi
chỉ quan hệ tình dục với cô ấy rồi có con. Chứ không hề có quan hệ như vợ chồng", anh
ta cãi.
Tòa đành
chịu.
Vì pháp
luật không cấm tình dục ngoài hôn nhân.
Ngay cả
bắt quả tang "giường chiếu", chụp ảnh, quay clip... cũng vẫn chỉ là bằng
chứng tình dục ngoài hôn nhân.
Chúng chỉ
có thể gây tức tối đau khổ cho người vợ/chồng hợp pháp (rồi "may ra",
vì thế người này phát điên lên, chủ động ly dị).
Nói gì đến
những bức ảnh mập mờ như hai bàn tay nắm lấy nhau, cùng đi mua sắm, hay ôm
nhau... như một số mẹ đang liên tưởng ngay đến câu chuyện của Hà Hồ gần đây.
Câu chuyện
đang gây xôn xao về ông bố người Hòa Bình với một trong hai bé sinh đôi không
phải là con mình, cũng thế.
Việc này
có thể đảo lộn gia đình họ, nhưng trước luật pháp, đấy chỉ là một bằng chứng
người vợ đã có quan hệ tình dục ngoài hôn nhân trong thời điểm đó. Chấm hết.
Chuyện bắt
đi tù là bất khả.
Cách đây
vài năm, ông Phạm Vũ Thiên, Phó Giám đốc Trung tâm Sáng kiến sức khỏe và dân số
từng gọi đây là những quy định đánh đố người thi hành và khiến người dân cảm thấy
tức cười hơn là vui mừng vì quyền lợi chính đáng của mình được bảo vệ.
Đáng tiếc là điều luật mới vẫn lại lặp lại sai sót đó. Tức là... chỉ để cho vui!