Nghiên cứu của tiến sĩ trường Y Harvard: Nếu giấc ngủ đáp ứng 5 tiêu chí sau, bạn có thể sống thọ hơn tới 5 năm

Phương Linh,
Chia sẻ

Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, những tiêu chí này tưởng chừng đơn giản nhưng cũng là điều khó khăn với không ít người.

Giấc ngủ thế nào giúp tăng tuổi thọ?

rong một nghiên cứu mới sẽ được trình bày tại hội nghị chung của Đại học Tim mạch Hoa Kỳ/Đại hội Tim mạch Thế giới đầu năm nay, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người trẻ tuổi có giấc ngủ tốt sẽ sống lâu hơn.

Nghiên cứu xem xét dữ liệu từ 172.321 người có độ tuổi trung bình là 50 và 54% là phụ nữ cho thấy việc đáp ứng một số tiêu chí nhất định về giấc ngủ có thể kéo dài thêm gần 5 năm tuổi thọ của nam giới và khoảng 2,5 năm đối với tuổi thọ của nữ giới. Những người tham gia được theo dõi trong khoảng 4,3 năm, trong đó hơn 8.000 đã qua đời vì bệnh tim mạch (30%), ung thư (24%) và nguyên nhân khác (46%).

Dựa trên việc đánh giá các yếu tố khác nhau về chất lượng giấc ngủ , các nhà nghiên cứu đã xác định 5 yêu cầu để xác định xem giấc ngủ có ngon hay không: Ngủ 7 - 8 tiếng/ đêm, dễ tự đi vào giấc ngủ, không sử dụng thuốc ngủ, ngủ không bị ngắt quãng và cảm thấy cơ thể được nghỉ ngơi sau khi thức dậy.

Eight-Health-Benefits-of-Sleep.webp

Ảnh minh họa

Tiến sĩ Frank Qian, bác sĩ nội trú tại Trung tâm Y tế Beth Israel Deaconess, thành viên lâm sàng về y khoa tại Trường Y Harvard (Mỹ), đồng tác giả của nghiên cứu cho biết: “Nếu giấc ngủ của mọi người có tất cả những tiêu chí lý tưởng này, họ có nhiều khả năng sống lâu hơn. Vậy nên việc cải thiện giấc ngủ một cách tổng thể và xác định nguyên nhân gây tối loạn giấc ngủ rất quan trọng, có thể ngăn ngừa một số trường hợp tử vong sớm”.

Theo một tuyên bố về nghiên cứu, “so với những người có từ 0 đến 1 yếu tố thuận lợi cho giấc ngủ, những người đáp ứng cả 5 yếu tố có nguy cơ tử vong vì bất kỳ lý do gì thấp hơn 30%, khả năng tử vong vì bệnh tim mạch thấp hơn 21%, khả năng tử vong do ung thư thấp hơn 19% và 40 % ít có khả năng tử vong vì các nguyên nhân khác ngoài bệnh tim hoặc ung thư”. 

Ngủ đủ giấc tưởng chừng đơn giản nhưng lại là điều khó khăn với nhiều người. Theo CDC Mỹ, cứ 3 người Mỹ thì 1 người bị thiếu ngủ.  Tiến sĩ Raj Dasgupta, chuyên gia về giấc ngủ, phó giáo sư y học lâm sàng tại Trường Keck của Đại học Nam California (Mỹ), cho biết: “Các nghiên cứu gần đây cho thấy sự bất thường về thời gian và thời lượng giấc ngủ có liên quan đến những bất thường về trao đổi chất và nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn. Vậy nên tôi khuyến khích mọi người duy trì thói quen ngủ đúng giờ đúng giấc với thời lượng nhất quán để ngăn ngừa bệnh tim”.

Làm thế nào để có giấc ngủ ngon?

Nếu giấc ngủ của bạn chưa đủ đáp ứng 5 yêu cầu trên cũng đừng quá lo lắng. Bạn có thể dễ dàng “huấn luyện” bộ não của mình để có giấc ngủ ngon hơn bằng những cách sau. Điều quan trọng là phải đi ngủ và thức dậy theo một khung giờ nhất định ngay cả vào cuối tuần và ngày lễ. Thêm vào đó, hãy đảm bảo môi trường ngủ của bạn mát mẻ và tối, hạn chế tiếng ồn nhất có thể. 

Các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo việc tránh sử dụng đồ uống chứa cồn trước khi đi ngủ. Khi mới uống bạn có thể dễ đi vào giấc ngủ hơn nhưng khi gan của bạn kết thúc quá trình chuyển hóa chất cồn vào lúc 3 giờ sáng, bạn sẽ tỉnh giấc ngay lập tức.

1495291748589.jpeg

Ảnh minh họa

Hãy tạo thói quen không sử dụng các thiết bị điện tử có ánh sáng xanh hoặc những thứ gây xao nhãng ít nhất một giờ trước khi đi ngủ. Thiền, yoga, thái cực quyền, tắm nước ấm là những việc giúp bạn thư giãn và dễ ngủ hơn.

Theo Tiến sĩ Frank Qian, cha mẹ có thể dạy trẻ những cách để ngủ tốt hơn từ sớm để cải thiện sức khỏe. “Ngay từ khi còn trẻ, nếu mọi người có thể tập những thói quen tốt như ngủ đủ giấc, đảm bảo giấc ngủ mình liền mạch, điều này mang lại lợi ích to lớn cho sức khỏe tổng thể lâu dài”, Tiến sĩ Qian nói, “Điều quan trọng đối với những người trẻ tuổi là hiểu rằng rất nhiều hành vi sức khỏe sẽ tích lũy lợi ích hoặc tác hại theo thời gian. Giống như cách chúng ta luôn nói về việc không bao giờ quá muộn để tập thể dục hoặc ngừng hút thuốc, cũng không giờ là quá sớm. Giấc ngủ nên được nhắc đến thường xuyên hơn”.

Chia sẻ