BÀI GỐC Mẹ vợ lên ở cùng nhưng mỗi ngày đều phải sống trong nỗi cảnh giác của con rể, giận đến mức không dám thở mạnh

Mẹ vợ lên ở cùng nhưng mỗi ngày đều phải sống trong nỗi cảnh giác của con rể, giận đến mức không dám thở mạnh

Bữa cơm tối nào cả nhà cũng ăn trong trạng thái... ngồi họp, mà chồng tôi thì "đóng vai" người sếp khó tính.

1 Chia sẻ

Nghi mẹ vợ bị hàng xóm dụ dỗ lừa lọc, con rể vội cảnh báo, ngờ đâu nhận được câu trả lời sốc óc

Thanh Uyên,
Chia sẻ

Mỗi người đều có lý lẽ của riêng mình, chỉ có tôi đứng giữa là khó xử.

Tôi là con gái một, nhà chỉ có mình tôi nên từ nhỏ đã quen được mẹ bảo bọc và kiểm soát từng li từng tí. Mẹ tôi giỏi giang, sắc sảo, tháo vát, nhưng cũng bởi vậy mà rất khó tính, thích can thiệp vào mọi chuyện. Còn bố tôi thì ngược lại, lầm lì, ít nói, hiếm khi ra mặt trong các cuộc tranh luận. Có lẽ vì thế mà tự nhiên gia đình tôi yên ổn, bởi một người thích kiểm soát, một người thì tùy ý gì cũng được, còn đứa con thì ngoan ngoãn nghe lời.

Khi lấy Đạt, tôi đã phải nói trước với anh về gia cảnh của mình và mong anh sẽ đến ở rể bởi tôi không nỡ xa bố mẹ, mẹ tôi mới phát hiện có bệnh huyết áp, tôi lại là đứa duy nhất để bà trông cậy. Đạt là con trai thứ ba trong gia đình có bốn anh em, nên tôi đánh liều thuyết phục anh về ở rể. "Sau này mình có con thì bố mẹ em sẽ giúp mình chăm sóc cháu, vợ chồng mình cũng sẽ có nhiều thời gian cho nhau hơn", tôi nói vậy. Anh nhìn tôi, cười nhẹ, gật đầu một cách yêu chiều.

Chúng tôi dọn về nhà bố mẹ tôi sau đám cưới. Mọi chuyện khởi đầu không đến nỗi nào, nhưng sau đó, chỉ là những va chạm nhỏ mà lại khiến không khí rất căng thẳng.

Mẹ tôi có thói quen nói thẳng, lại hay xét nét. Đạt thì vốn điềm đạm nhưng một khi ai chạm đến lòng tự trọng, anh sẽ không nhịn. Tôi từng nghĩ, hai người đều là người lớn, sẽ biết nhường nhau, nào ngờ càng ngày càng gay gắt.

Một hôm tôi đi làm về trễ, vừa bước vào sân đã nghe mẹ quát trong bếp: "Nhà này không phải nhà trọ. Cậu làm gì thì cũng phải hỏi qua tôi một tiếng". Giọng Đạt vang lên, rắn rỏi: "Con thay cái bóng đèn hỏng thì cũng phải xin phép à? Hay con phải viết đơn trình bày mong mẹ đồng ý rồi mới được làm?".

Bố tôi ngồi trong phòng khách, mắt vẫn dán vào tivi như không hề có chuyện gì xảy ra. Tôi vào, cố cười trừ, gượng gạo chuyển hướng câu chuyện nhưng cả hai người đều im lặng, mặt đanh lại.

Nghi mẹ vợ bị hàng xóm dụ dỗ lừa lọc, con rể vội cảnh báo, ngờ đâu nhận được câu trả lời sốc óc- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Những lần sau đó, mâu thuẫn không còn nằm ở chuyện nhỏ nữa. Mới hôm qua, Đạt góp ý việc mẹ tôi nghe lời hàng xóm dụ dỗ, định đầu tư vào mấy dự án chăn nuôi gì đó, Đạt vội cảnh báo, sợ mẹ tôi bị lừa. Anh sợ mẹ tin hàng xóm quá mà mất số tiền lớn. Mẹ tôi nói thẳng: "Tôi sống hơn nửa đời người rồi, không cần một thằng con rể chỉ tay năm ngón dạy bảo tôi cách sống, cách tiêu tiền".

Đạt không chịu lép vế: "Con không ở đây thì mẹ làm gì tùy mẹ, nhưng con ở đây, con nhìn thấy những việc như vậy, nếu con không nói thì không phải với bản tính của con. Nếu mẹ coi con là người dưng nước lã thì mai con dọn đi, khỏi phiền lòng ai".

Mỗi người đều có lý lẽ của riêng mình, chỉ có tôi đứng giữa là khó xử. Tôi thương chồng, thương mẹ, nhưng càng ngày tôi càng thấy mình kiệt sức. Đêm hôm đó, tôi và Đạt nằm quay lưng vào nhau, không ai nói câu nào. Tôi biết anh tổn thương, tôi cũng biết mẹ tôi sẽ không bao giờ thay đổi.

Tôi bắt đầu nghĩ đến chuyện ra riêng nhưng rồi nhìn mẹ tôi ngày càng yếu, nhìn bố tôi lặng lẽ, tôi không đành. Nếu ra riêng mà không có sự đồng thuận, thì lại sợ mang tiếng "bênh chồng bỏ bố mẹ".

Tôi biết nếu không sớm quyết định, mọi thứ sẽ vỡ vụn nhưng nếu chọn một bên, tôi sợ mình sẽ mất đi bên còn lại. Tôi nên làm thế nào đây?

Chia sẻ