Nghệ thuật tranh ảo giác "vi diệu" trên các sản phẩm gốm sứ
Căn nhà của bạn chắc chắn sẽ trở nên cuốn hút với vẻ đẹp độc đáo, tinh tế bởi khéo lựa chọn đồ gốm sứ theo xu hướng tranh ảo giác.
Trompe-l'œil là từ tiếng Pháp, có nghĩa là "đánh lừa con mắt. Trompe-l'œil được xem là một kỹ thuật nghệ thuật khéo léo, kéo các hình tượng hiện thực tạo ra ảo ảnh quang học. Người ta thường thấy ứng dụng Trompe-l'œil trong kiến trúc, hội họa, trên vải...
Và hiện tại, các nhà thiết kế nội thất, những ai yêu thích trang trí nhà sẽ vô cùng hứng thú với các sản phẩm gốm sứ được vẽ nên những nét nghệ thuật, tạo cảm giác người xem đang nhìn ngắm một vật dụng nhiều chiều.
Trompe-l'œil khởi nguồn từ thế kỷ 15, còn được gọi là vẽ tranh 3D, vẽ tường, vẽ tranh đường phố tạo nên hình ảnh rất thật trên nền tảng ảo tưởng quang học của mắt.
Với việc lấy cảm hứng từ nghệ thuật vẽ tranh 3D, các chuyên gia nội thất đã chọn gốm sứ, vật dụng trong nhà làm chất liệu. Nét vẽ trên đồ sứ phẳng 2D có thể đựng được những bông hoa tinh xảo với nét vẽ đơn giản nhưng vô cùng tinh tế, không có dấu vết của nghề thủ công.
Những đường nét màu xanh coban tạo nên tác phẩm nghệ thuật Trompe-l'œil độc đáo, chỉ có ở những người thợ gốm Thụy Điển, Marianne Hallberg.
Thoạt nhìn, nó giống như đồ sứ phẳng 2D nhưng nó có thể đựng những bông hoa tinh xảo trong lọ, với nét vẽ ngây thơ và không có dấu vết của nghề thủ công. Các vật dụng bằng gốm được người thợ gốm Thụy Điển Marianne Hallberg dành tâm huyết sáng tạo.
Anh Marianne Hallberg từng lang thang khắp thế giới từ khi còn trẻ, sau đó bắt đầu làm đồ gốm ở quê nhà. Anh lấy cảm hứng từ cuộc sống hàng ngày, dịch thuật và tái tạo những thứ thông thường. Anh vẽ nên những tác phẩm thể hiện vẻ ngoài quen thuộc bằng lăng kính hài hước, sáng tạo, giống như một chai nước hoa được đúc bằng những đường cong.
Các nét vẽ ba chiều của Marianne Hallberg đã góp phần tạo ra hiệu ứng vô cùng đặc biệt khiến khi chúng hiện diện trong không gian luôn là điểm nhấn thu hút bất ngờ.
Điều tuyệt vời chính là Marianne Hallberg đã sử dụng lối nghệ thuật từ lâu đời để đánh thức các giác quan, đặc biệt là thị giác của mọi người. Vì thế, những sản phẩm gốm sứ của anh được bán khá nhiều và ưa chuộng ở thị trường châu Âu và Nhật Bản.
Đặc biệt, Tonkachi, một nền tảng bán hàng của Nhật Bản chuyên hợp tác với các nghệ sĩ từ khắp nơi trên thế giới đã tìm thấy những sản phẩm này ở một trong sáu lò nung cổ truyền. Tại đây đã cho ra mắt hàng loạt các sản phẩm mang tên Marianne Hallberg được nhiều người ưa chuộng.
Nếu bạn là người yêu thích sự mới mẻ của những sản phẩm kích thích thị giác và sự sáng tạo này, bạn có thể lựa chọn mua TẠI ĐÂY với giá từ 700 nghìn đồng trở lên. Một chút phảng phất sắc màu xưa cũ, một chút nghệ thuật sáng tạo là đủ để mang đến không gian đẹp tinh tế và cuốn hút như mơ.
Theo Decomyplace