Ngay sau bữa cơm, người Việt cực thích ăn một thứ nhưng lại là nguyên nhân gây hại dạ dày, béo phì, tránh ngay còn kịp!
Không phải do ăn trái cây gây hại sức khỏe mà do thời điểm ăn chưa phù hợp. Khi ăn đúng thời điểm vàng theo tiết lộ dưới đây, bạn yên tâm có sức khỏe tốt, lại thon thả hơn.
Trái cây rất tốt cho sức khỏe nhưng ThS.BS Doãn Thị Tường Vi khẳng định ăn ngay sau bữa chính có thể gây hại dạ dày, đường tiêu hóa, nguy cơ béo phì. Đây là thói quen ăn tráng miệng hầu như gia đình nào cũng mắc.
Chuyên gia tiết lộ thời điểm ăn trái cây tốt nhất cho sức khỏe: ăn vào buổi sáng hoặc trước bữa ăn chính 1-2 giờ. Tuyệt đối không ăn ngay sau bữa ăn chính để tránh tổn hại sức khỏe.
Ngoài ra kèm theo một số lưu ý khác khi ăn trái cây để tốt cho sức khỏe hơn.
Trái cây là một nguồn tuyệt vời của các vitamin và khoáng chất thiết yếu. Chúng có nhiều chất xơ. Trái cây cũng cung cấp nhiều chất chống oxy hóa tăng cường sức khỏe, bao gồm cả flavonoid.
Ăn một chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tim, ung thư, viêm và tiểu đường của một người. Trái cây và quả mọng có múi có thể đặc biệt mạnh để ngăn ngừa bệnh tật.
Mặc dù vậy, việc ăn trái cây không đúng thời điểm lại có thể gây hại lớn cho sức khỏe. Hiện nay có một thói quen ăn trái cây cực kỳ gây hại thân nhưng các gia đình Việt hiện nay vô cùng ưa chuộng.
Đó là thói quen ăn trái cây ngay sau bữa ăn chính!
Sau bữa ăn chính, nhất là bữa tối, cả gia đình quây quần bên nhau tâm sự đủ chuyện. Các bà, các mẹ thường chuẩn bị ngay một đĩa hoa quả thơm ngon cho cả nhà thưởng thức. Thói quen ăn trái cây ngay sau bữa ăn chính được mọi người vô cùng thích thú. Vừa ngon vừa ngọt, cuộc chuyện trò đầm ấm của đại gia đình cũng được kéo dài hơn.
Theo ThS.BS Doãn Thị Tường Vi (Nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198), nhiều người ăn trái cây ngay sau bữa ăn chính tưởng là món tráng miệng lành mạnh. Thực ra, thói quen này không hề tốt cho sức khỏe, có thể gây hại dạ dày. Với chị em phụ nữ thì còn là cơn ác mộng mang tên béo phì.
"Nguyên nhân bởi ăn trái cây ngay sau bữa ăn chính sẽ tạo thêm gánh nặng cho dạ dày, đường ruột và tuyến tụy. Trong khi, trước đó chúng ta vừa ăn một bữa ăn đầy đủ chất", BS Tường Vi nói.
Các nhà khoa học đến từ Đài Loan cho rằng, nếu ăn cơm no rồi ăn thêm trái cây ngọt thì lượng đường tổng cộng trong bữa ăn sẽ tăng vọt, đường huyết sẽ tăng cao và nhanh, không lợi cho sức khỏe. Đối với bệnh nhân tiểu đường, đây quả là cơn ác mộng.
Ngoài ra, các chất có nhiều trong trái cây, hoa quả như cellulose, hemicellulose, pectin... có khả năng hấp thụ nước mạnh. Khi xuống dạ dày, hấp thụ nước, loại thực phẩm này sẽ nở bung, cảm giác no, ì ạch, đầy hơi xuất hiện. Điều này không tốt cho chức năng tiêu hóa. Về lâu dài, hệ tiêu hóa sẽ bị ảnh hưởng, dạ dày bị yếu dần, dễ bị đau dạ dày.
Đặc biệt, đối với những chị em phụ nữ đang muốn giảm cân, việc ăn trái cây ngay sau bữa ăn chính là điều cực kỳ tối kỵ. Nguyên nhân bởi điều này khiến dạ dày giãn ra, dẫn tới ăn nhiều hơn mới không bị đói, nguy cơ tăng cân béo phì tăng.
Tiết lộ thời điểm vàng để ăn trái cây giúp cơ thể lợi đủ đường
Theo chuyên gia, cách ăn trái cây vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng tối đa chính là: ăn vào buổi sáng hoặc trước bữa ăn chính 1-2 giờ. Tuyệt đối không ăn ngay sau bữa ăn chính để tránh tổn hại sức khỏe. Nếu bạn muốn ăn sau bữa chính cũng nên đợi khoảng 2 giờ sẽ tốt cho sức khỏe.
"Ăn trái cây vào buổi sáng sẽ giúp bạn tăng cường năng lượng, dinh dưỡng cho cả ngày dài. Điều này cũng giúp thúc đẩy tâm trạng, bạn thấy vui vẻ hơn, đưa ra những quyết định đúng đắn hơn", BS Tường Vi đặc biệt nhấn mạnh.
Trong khi đó, các nhà khoa học Mỹ nhận định, ăn trái cây một giờ trước bữa ăn có tác dụng giảm béo và giúp tiêu hóa hiệu quả.
Ngoài ra, bạn tuyệt đối không ăn trái cây trong bữa ăn. Điều này đúng với cả việc dùng sinh tố trái cây trong bữa ăn. Nguyên nhân bởi làm chậm quá trình tiêu hóa. Đó là lý do chuyên gia khuyến cáo người dân không nên ăn salad quá nhiều.
Một số lưu ý khác khi ăn trái cây
Đa số các loại trái cây sẽ đạt được hương vị ngon nhất khi chín muồi nhưng chưa chín rục. Những loại có mủ như măng cụt, mãng cầu, mít, sầu riêng… thì nên ăn khi trái đã chín thật sự.
Tuy nhiên, nếu trái cây đã chín rục, thâm đen hay lên men rượu rồi thì thành phần dinh dưỡng có thể đã thay đổi, do đó chỉ nên ăn khi màu, mùi, vị còn tốt. Tuyệt đối không ăn trái cây úng thối, có vị đắng.
Người mắc bệnh tiểu đường chỉ nên ăn chuối hơi chín, xoài hơi xanh… để hạn chế tăng đường huyết.