Ngày 23 tháng Chạp giản dị, đầm ấm của gia đình Hà Nội tứ đại đồng đường

Lynk & Quý Nguyễn,
Chia sẻ

Tờ mờ sáng, sương vẫn còn mịt mùng rét buốt, đã ngửi thấy mùi hương trầm phảng phất khắp nơi. Mọi khi gà gáy sớm, nếu ra đường chỉ lác đác vài người, thì hôm nay, cả ngõ nhỏ lẫn phố lớn đều rục rịch các chị các mẹ rủ nhau đi chợ. Bởi nay đã là 23 tháng Chạp, ngày ông Táo lên chầu trời.

Có lẽ không cần phải nói nhiều về ngày này, bởi nguồn gốc cũng như các phong tục cúng lễ ông Công ông Táo đã lưu truyền qua các thế hệ từ lâu lắm rồi. Từ trẻ em đến cụ già đều có thể kể lại những câu chuyện thú vị về ba ông đầu rau, và đứa trẻ nào cũng háo hức mong chờ đến lúc được theo bố mẹ đem cá vàng đi thả.

Gia đình bà Trần Thị Huyền (60 tuổi, Ngọc Hà, Ba Đình) cũng tất bật từ sáng sớm như bao nhà khác. Dù 23 tháng Chạp năm nay không rơi vào ngày nghỉ, nhưng 2 cô con gái, cháu gái của bà đều tranh thủ xong xuôi việc học việc làm để về nhà giúp bà chuẩn bị mâm cơm cúng. Gia đình bà Huyền có đủ tứ đại đồng đường, 4 thế hệ từ cụ đến chắt, nên năm nào cũng vậy, cứ giở lịch đến ngày 23 là con cháu dù có bận rộn đến đâu cũng tự tìm về ngôi nhà trong con ngách nhỏ giữa làng hoa Ngọc Hà cũ xưa, sum vầy cùng nhau bên mâm cơm giáp tết.

Ngày 23 tháng Chạp giản dị, đầm ấm của gia đình Hà Nội tứ đại đồng đường - Ảnh 1.

Trước khi các con kịp về nhà, bà Huyền đã tự mình mua hết thịt gà, rau quả. Ngay trong ngách nhà bà có cái chợ cóc quen thuộc mà ngõ nào ở Hà Nội cũng có, hôm nay nhiều sạp hàng, người bán kẻ mua cũng tấp nập hơn thường lệ.

Ngày 23 tháng Chạp giản dị, đầm ấm của gia đình Hà Nội tứ đại đồng đường - Ảnh 2.

Sau khi kiểm tra đầy đủ các nguyên liệu cần thiết, bà hồ hởi đi mua cá chép vàng.

Ngày 23 tháng Chạp giản dị, đầm ấm của gia đình Hà Nội tứ đại đồng đường - Ảnh 3.

Xong xuôi, bà tất tả về nhà sớm.

Trong cái rét ngọt đầu xuân mang hương Tết về khắp muôn nhà, bà Huyền vui vẻ chào hỏi mọi người trong ngõ chợ, rảo bước cho mau kẻo trễ giờ cúng bái. Về làm dâu ở con ngõ nhỏ cổ kính đã mấy chục năm, là ngần ấy "thâm niên" bà đi chợ sắm Tết, cúng lễ cho gia đình.

Nhà đông người nên phải chuẩn bị rất nhiều thứ. Con gái út của bà Huyền là chị Nguyễn Huyền Ngọc, lấy chồng ở nơi khác nhưng ngày này chị vẫn về phụ giúp mẹ đầu tiên. Trong lúc chờ mẹ đi chợ về, chị chăm sóc, cắt tỉa hoa trước sân. Đào đã nở, hải đường cũng e ấp sắp bung cánh ngọt ngào, chậu cúc vạn thọ góc sân vàng tươi rực rỡ, lũ trẻ trong nhà háo hức hỏi mãi: "Sắp Tết phải không dì, phải không mẹ?".

Ngày 23 tháng Chạp giản dị, đầm ấm của gia đình Hà Nội tứ đại đồng đường - Ảnh 4.

Gia đình chị Ngọc đã sống lâu năm ở làng hoa nổi tiếng nhất nhì Hà thành, tuy bây giờ không còn dấu vết gì về một thời hương sắc nữa, nhưng quanh nhà vẫn ngập tràn hoa lá đủ màu. Thấy hoa nở là biết Tết đã về đến ngõ.

Ngày 23 tháng Chạp giản dị, đầm ấm của gia đình Hà Nội tứ đại đồng đường - Ảnh 5.

Về đến cửa nhà là bà Huyền thấy ấm áp, khi nghe tiếng con cháu rộn ràng.

Ngày 23 tháng Chạp giản dị, đầm ấm của gia đình Hà Nội tứ đại đồng đường - Ảnh 6.

Bà xắn tay vào bếp cùng con gái, nấu cỗ luôn trước buổi trưa.

Ngày 23 tháng Chạp giản dị, đầm ấm của gia đình Hà Nội tứ đại đồng đường - Ảnh 7.
Ngày 23 tháng Chạp giản dị, đầm ấm của gia đình Hà Nội tứ đại đồng đường - Ảnh 8.

Năm nào cũng vậy, bà Huyền chỉ chuẩn bị một mâm cơm, nhưng đủ đầy rất nhiều món truyền thống: gà luộc, nem rán, bánh chưng, sườn xào chua ngọt, canh cà rốt su hào...

Bà Huyền ở chung với vợ chồng con gái cả - chị Nguyễn Phương Dung, nên tính ra dịp này cả nhà có 10 thành viên, đủ 4 thế hệ: cụ ngoại (mẹ ruột bà Huyền - PV), vợ chồng bà Huyền, 2 gia đình nhỏ của 2 con gái. Cả chị Ngọc và chị Dung đều lấy chồng gần nhà, nên việc cùng nhau về ăn cơm 23 tháng Chạp cũng không khó, ai bận gì cũng đều cố gắng sum họp với cả gia đình, thành thông lệ hàng năm quen thuộc.

Ngày 23 tháng Chạp giản dị, đầm ấm của gia đình Hà Nội tứ đại đồng đường - Ảnh 9.

Con gái lớn của bà Huyền là chị Dung cũng kịp về nhà trước buổi trưa để vào bếp cùng mẹ và em gái.

Ngày 23 tháng Chạp giản dị, đầm ấm của gia đình Hà Nội tứ đại đồng đường - Ảnh 10.
Ngày 23 tháng Chạp giản dị, đầm ấm của gia đình Hà Nội tứ đại đồng đường - Ảnh 11.

Căn bếp nhỏ tuy chật nhưng cả 3 người phụ nữ đều vui vì là nơi giữ lửa gia đình, họ cùng nhau sửa soạn cho khoảnh khắc sum vầy truyền thống.

Ngày 23 tháng Chạp giản dị, đầm ấm của gia đình Hà Nội tứ đại đồng đường - Ảnh 12.

Xong xuôi tất cả, bà Huyền hài lòng ngắm nghía lại cho chu đáo.

Ngày 23 tháng Chạp giản dị, đầm ấm của gia đình Hà Nội tứ đại đồng đường - Ảnh 13.

Chị Ngọc bê mâm lên phòng thờ, chuẩn bị cúng tiễn ông Táo chầu trời.

Ngày 23 tháng Chạp giản dị, đầm ấm của gia đình Hà Nội tứ đại đồng đường - Ảnh 14.

Nhà chị vẫn giữ đủ nét văn hóa trong ngày 23, dọn dẹp ban thờ từ ngày 22 cho tươm tất, đến hôm nay chỉ bày biện cơm canh mời gia tiên, sắp mâm quả đủ đầy chờ giờ lành để cúng.

Ngày 23 tháng Chạp giản dị, đầm ấm của gia đình Hà Nội tứ đại đồng đường - Ảnh 15.
Ngày 23 tháng Chạp giản dị, đầm ấm của gia đình Hà Nội tứ đại đồng đường - Ảnh 16.

Bao nhiêu năm nay, bà Huyền là người đại diện gia đình thắp hương khấn vái mỗi dịp Tết đến.

Ngày 23 tháng Chạp giản dị, đầm ấm của gia đình Hà Nội tứ đại đồng đường - Ảnh 17.
Ngày 23 tháng Chạp giản dị, đầm ấm của gia đình Hà Nội tứ đại đồng đường - Ảnh 18.

Mâm cơm Việt truyền thống được tái hiện đủ đầy trong gia đình Hà Nội lâu đời.

Trong nhịp sống xô bồ đương đại, mâm cơm cúng ông Táo truyền thống đã bị pha trộn ít nhiều, giữ gìn được hương vị cũ xưa như gia đình bà Huyền cũng là đáng quý. Chưa kể, 4 thế hệ đều hòa thuận yêu thương, không khí trong nhà lúc nào cũng ấm áp, tươi vui, không phải ai cũng được như vậy. Nhiều người mong ước một bữa cơm gia đình thân mật cũng khó khăn, nên nhìn những thành viên trong gia đình bà Huyền cười nói bên nhau, vừa ngưỡng mộ, vừa trân quý.

Các con cháu cả năm bận rộn, được ngày Tết tụ họp bên nhau là điều khiến vợ chồng bà Huyền luôn hạnh phúc mong chờ. Ai cũng biết kính trên nhường dưới, giữ gìn nếp sống truyền thống người Hà Nội trong cả sinh hoạt hàng ngày lẫn đối nhân xử thế, thật hiếm có thay. Con cái thành đạt, cháu chắt đều chăm ngoan, mỗi năm xuân về lại thêm yêu thương nhiều hơn trước.

Ngày 23 tháng Chạp giản dị, đầm ấm của gia đình Hà Nội tứ đại đồng đường - Ảnh 19.

Cúng lễ xong xuôi, chị Ngọc thay cả nhà đem cá ra hồ nhỏ gần nhà để thả.

Ngày 23 tháng Chạp giản dị, đầm ấm của gia đình Hà Nội tứ đại đồng đường - Ảnh 20.

Bé Kem - con gái lớn của chị Dung theo dì Ngọc để ngắm cảnh thả cá. Cô bé chưa bao giờ hết thích thú với tục lệ này, vẫn luôn ước lớn thật nhanh để được tự tay phóng sinh cá chép vàng.

Ngày 23 tháng Chạp giản dị, đầm ấm của gia đình Hà Nội tứ đại đồng đường - Ảnh 21.

Cuối cùng thì cũng tươm tất hết mọi việc, cả nhà tạm gác hết bộn bề để an nhiên bên mâm cơm chiều 23. 4 thế hệ trong nhà: cụ ngoại (ở giữa), vợ chồng bà Huyền, gia đình nhỏ của chị Phương Dung - anh Khánh Long (bên phải), gia đình nhỏ của chị Ngọc (bên trái).

Giờ đã sang chiều 23, đi ra phố bắt gặp bao cụ già trẻ nhỏ, những đôi vợ chồng cùng nhau đứng trước thềm nhà, vài người dân mang cá vàng đi thả xuống sông, hồ muộn cho ông Táo chầu trời. Khắp nơi rục rịch người xe, vội vã về nhà ăn cơm muộn bên gia đình. Tết đến xuân về theo quy luật tự nhiên, lòng người cũng theo đó mà háo hức, ngày ông Táo trôi qua rồi giao thừa sẽ đến. Chỉ còn 7 ngày nữa mà thôi. Mong một cái Tết ấm no viên mãn đến mọi nhà...

Chia sẻ