Ngại nói với con về tiền bạc khi còn nhỏ, cha mẹ đã mắc sai lầm lớn khiến trẻ dễ dính "thảm họa" tài chính ngay khi vào đời: Vấn đề tưởng nhỏ nhưng ảnh hưởng tới cả tương lai
Không phải ai sinh ra đã biết cách xử lý các vấn đề tiền bạc, ngay cả người trưởng thành cũng vậy. Đó là một kỹ năng được đào tạo, giáo dục, và người thầy đầu tiên – không ai khác chính là cha mẹ.
Rất nhiều cha mẹ chưa từng nghĩ tới việc hướng dẫn con quản lý chi tiêu cá nhân, thậm chí việc quản lý tài chính của chính cá nhân họ còn đang khó khăn. Nhiều người thậm chí còn không thích nói về chuyện tiền nong với con cái. Đó chỉ là một trong nhiều sai lầm của cha mẹ khiến chúng không tự chủ được tài chính sau này. 6 sai lầm phổ biến nhất có thể kể đến là:
1. Luôn đồng ý
Cha mẹ luôn muốn điều tốt nhất cho con cái, nhưng sẽ là một sai lầm khi hy sinh tất cả mọi thứ cho con. Cho dù đó là học phí đắt đỏ hay những hoạt động ngoại khóa, nhưng nếu nó ảnh hưởng đến vấn đề tài chính dành cho chính cha mẹ (ví dụ như tiết kiệm lương hưu) và của chung gia đình thì cần xem xét.
Bạn cần phải tập cho con cái suy nghĩ về những lựa chọn thay thế hay có cái nhìn so sánh để hiểu giá trị của thứ mà chúng đang được nhận. Đó có thể không phải là điều chúng muốn nghe nhưng vẫn cần phải nói ra và hướng dẫn cho trẻ hiểu vấn đề.
Đừng nhầm lẫn giữa yêu thương và sự cho đi. Thay thể hiện sự yêu thương con bằng tiền bạc, vật chất thì bạn có thể quan tâm hơn, dành nhiều thời gian hơn cho chúng thì ý nghĩa hơn.
2. Mua bất cứ thứ gì con muốn ngay lập tức
Trẻ em cần học phân biệt giữa nhu cầu và mong muốn. Rất nhiều trường hợp cha mẹ dẫn con đi mua sắm và chúng khăng khăng muốn mua thứ đồ nọ nhưng cha mẹ không cho. Vậy là xảy ra một cuộc “giằng co” ầm ĩ và hỗn loạn.
Chuyên gia tài chính Thomas Henske khuyên bạn nên bắt đầu chiến lược đào tạo này ngay khi trẻ 5 – 6 tuổi. Bạn có thể yêu cầu trẻ viết hoặc vẽ ra giấy những gì chúng muốn khi đi siêu thị vào cuối tuần. Chỉ hai ngày sau hãy hỏi lại, phần lớn chúng sẽ không còn muốn thứ đó nữa đâu.
3. Không dạy con những điều cơ bản
Không dạy con những điều cơ bản.
Giữa những khoản nợ tiền mặt và nợ tín dụng khác nhau như thế nào? Đó hoàn toàn là một vấn đề quan trọng cần cho con cái hiểu rõ ngay khi chúng có đủ khả năng nhận thức và chịu (một phần) trách nhiệm cho việc chi tiêu của mình.
Thẻ ghi nợ tín dụng chính là một cái bẫy tiêu tiền trước trả tiền sau với lãi suất rất cao. Và nếu trẻ không biết, chúng có thể mắc ngay “thảm họa” tài chính đầu tiên ngay khi bước chân vào Đại học.
4. Không cho trẻ tham gia vào các quyết định lớn
Nếu bạn đang lên kế hoạch mua xe hay một kỳ nghỉ cho gia đình, tại sao không cho trẻ em cùng tham gia vào việc đưa ra quyết định? Đó là một cơ hội vô cùng tuyệt vời để chúng học được giá trị của những đồng tiền nhỏ nhất.
Trẻ em có thể nghĩ là rất tuyệt vời khi mua một chiếc ô tô mới nhưng về cơ bản chúng không hiểu gì về số tiền phải bỏ ra. Vì thế, bạn cần phải đưa ra được những so sánh tương đương để con cái có cái nhìn tượng trưng. Khi bàn về kỳ nghỉ, hãy nói với con những khoản cần chi, là vé máy bay, về chi phí ăn ở…
Có thể nói về vấn đề này nhiều lần trong nhiều ngày, mỗi lần về một điều khác nhau. Trẻ sẽ tập trung hơn vào việc đó và có thể đưa ra ý kiến về thứ chúng muốn, nhưng hợp lý hơn, với không quá nhiều kỳ vọng không cần thiết.
5. Trả hết tiền cho mọi thứ
Trả hết tiền cho mọi thứ.
Tất nhiên, còn quá nhỏ thì con chưa thể kiếm ra tiền. Nhưng nếu bạn có thể “trả công” cho con vì giúp đỡ việc nhà thì đó sẽ là một khích lệ vô cùng tuyệt vời.
Đối với những trẻ vị thành niên, đã có thể đi làm thêm, khuyến khích chúng thử sức với những công việc vừa sức (việc học vẫn là chính) để đóng góp tiền học phí, hay đơn giản chỉ là tự chi trả cho phí bảo dưỡng định kỳ chiếc xe của chúng.
6. Coi tiền bạc là vấn đề cấm kỵ
Giống như việc tránh nói về tình dục thì việc tránh nói về tiền bạc cũng là một sai lầm rất lớn của cha mẹ. Nhưng để con có nền tảng vững chắc để bước ra thế giới, cha mẹ rất cần ngồi xuống để cùng chia sẻ nghiêm túc và cởi mở về vấn đề này.
Bạn không cần nói về những vấn đề tài chính sâu sắc khi con còn nhỏ tuổi, nhưng ngay khi chúng bước vào tuổi thiếu niên thì những cuộc trò chuyện về chi phí học hành hay mua một chiếc xe mới cho chúng tiện di chuyển là nên có.
Con cái sẽ tự trưởng thành từ cách lập ngân sách, từ những ví dụ thực tế và những quyết định mà chúng được phép đóng góp ý kiến.