Tiến sĩ Neil E.Levin:

Nếu ruột bạn làm bằng xốp thì mới sợ bị dầu cá ăn mòn

TH,
Chia sẻ

Đã có không ít clip chia sẻ thử nghiệm này đối với các loại dầu cá, gây ra nhiều luồng tranh cãi khiến nhiều người hoang mang.

Mới đây, thông tin một loại thực phẩm chức năng Dầu cá Omega-3 trung Quốc "ăn mòn" xốp khiến người dân không khỏi lo lắng. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ Y tế thì thông tin này sẽ được kiểm tra và tìm hiểu ngọn ngành trước khi có kết luận chính thức.

Mặc dù vậy, đã có không ít clip chia sẻ thử nghiệm này đối với các loại dầu cá và nhận được kết quả là dầu cá làm thủng miếng xốp. Kết quả này gây hoang mang cho nhiều người.

"Thí nghiệm" dầu cá ăn mòn miếng xốp

Dầu cá EE không có trong tự nhiên và làm chảy xốp?

Thực tế, mọi người vẫn thường sử dụng dầu cá vì tin rằng nó có nhiều tác dụng cho sức khỏe, ví dụ ngăn ngừa triệu chứng đau tim, đột quỵ, trầm cảm, rối loạn tâm thần, khô mắt, các bệnh thoái hóa do tuổi cao, các cơn đau kéo dài, ngừa nguy cơ sẩy thai, bệnh tiểu đường, hen suyễn, rối loạn vận động, bệnh béo phì, gan, loãng xương, vẩy nến,…

Theo Theo tờ Sciencebasedhealth dầu cá là chất được con người bổ sung thường xuyên nhất sau vitamin tổng hợp và canxi. Dầu cá có hai loại EE (ethyl esters) và TG (Triglycerides). Dầu cá EE là ester hóa (este etyl) và loại này làm chảy xốp do nó có tính phân cực (polarity) giống với xốp. TG là loại dầu cá triglycerides este hóa, có hàm lượng Omega-3 thấp hơn 20-30% so với loại dầu cá EE. 

Trong đó, dầu cá TG được cấu tạo từ các chất béo và các loại dầu có trong cả 2 loại thực vật và động vật. Axit béo Omega-3 tự nhiên của các phân tử cá gần như chỉ có trong dầu cá TG. Đây được xem là những sản phẩm dầu cá tự nhiên nhất và xuất hiện đầu tiên trên thị trường. 

Dầu cá EE là những sản phẩm ra đời sau, được tạo ra từ một axit béo thuộc phân tử hóa học ethanol. Nói chung, dầu cá EE không có trong tự nhiên mà được tổng hợp hóa học từ các chất như: axit béo EPA, DHA, tinh dầu các loại hoa và hạt (hoa anh thảo, hạt lanh...), vitamin E, Gelatin, Glycerin...

Cho đến nay, hầu như các nghiên cứu khoa học (hơn 18.000 bài báo khoa học của các nhà nghiên cứu trên các nước) đều đã tiến hành nghiên cứu liên quan đến dầu cá EE. 

Hệ thống tiêu hóa sẽ bị dầu cá ăn mòn nếu cấu tạo bằng... polystyrene

Rất nhiều người cũng đã làm một thí nghiệm nhỏ là đưa dầu cá chứa ethyl ester (dầu cá EE) vào các cốc xốp và thấy các cốc này bị tan, sau đó tung tin khiến người dân lo lắng uống loại dầu cá này sẽ làm thủng dạ dày. Tuy nhiên, về mặt hóa học, các hợp chất tương tự và có tính phân cực hút nhau mới hòa tan nhau. Trừ khi hệ thống tiêu hóa của bạn được cấu tạo bằng polystyrene (như xốp), nếu không thì hoàn toàn không có gì phải sợ. (Nguồn: Omegavia.com/) 

dầu cá ăn mòn miếng xốp
Tiến sĩ Neil E.Levin.

Từng đưa ra lời giải thích về việc dầu cá có thể ăn mòn cốc nhựa - Sự kiện gây hoang mang dư luận Mỹ năm 2013, Tiến sĩ Neil E.Levin, chuyên viên của Hiệp hội Dinh dưỡng Lâm sàng của Mỹ và Quốc tế cho biết: Cốc nhựa có thể bị phân hủy bởi dầu cá nguyên chất là bởi vì cốc nhựa có chứa polystyrene. Các loại dầu cá khác cũng có phản ứng tương tự với chất này, nhưng khác nhau về thời gian. 

Cũng theo Tiến sĩ Neil E.Levin, trong thử nghiệm với miếng xốp, dầu cá dạng EE (hình thức este hóa) có tác dụng làm tan miếng xốp nhanh hơn so với dầu cá TG. Nguyên nhân là do số lượng liên kết hóa học trong hai hình thức của dầu là khác nhau. Dầu cá ethyl ester có các chất tương tự như miếng xốp nên khi tiếp xúc xảy ra sự phân cực hóa học, do đó nhanh chóng làm tan miếng xốp.

May mắn thay, cơ thể con người không bao gồm các polystyrene và không bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các loại dầu cá. Như vậy theo lời giải thích của vị tiến sỹ này thì có thể hiểu rằng trừ khi ruột có chất liệu giống với cốc nhựa thì mới xảy ra phản ứng ăn mòn.

Trước đó, người dân các nước cũng nghi ngờ về "khả năng" ăn mòn đồ xốp của dầu cá.

Trong đoạn video này, có thể thấy dầu cá được cô đặc ở dạng ethyl-este (EE) có tác dụng phân hủy cốc nhựa xốp nhanh hơn nhiều so với dầu cá được chưng cất ở dạng triglyceride (TG).

Theo chia sẻ của ông Trần Quang Trung, Nguyên Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, nếu đổ chất bên trong dầu cá lên miếng xốp trong thời gian ngắn mà sủi rất nhanh thì tức là có vấn đề. Còn nếu để lâu, các yếu tố khác tác động thì các hóa chất có thể phản ứng với nhau. Nếu viên dầu cá có thể làm thủng miếng xốp nhanh chứng tỏ có độ chua, chất axit rất cao. Mà Omega-3 không có thứ ấy.

Theo kỹ sư hóa thực phẩm, Hồ Thu Thủy, cho biết bản thân dầu cá là dung môi hỗn hợp các axit béo. Còn thùng xốp được làm từ polime được thổi thành dạng hạt trong đó có polime và không khí rất dễ bị xẹp. Khi chúng ta đổ dầu cá ra bề mặt của thùng xốp trong thời gian lâu có thể xảy ra tan chảy vì bản thân dầu cá có các loại axit béo chứa ít phân cực nên có thể hóa tan bọt xốp.

Tuy nhiên chúng ta không loại trừ với những loại dầu cá trôi nổi hiện nay trên thị trường. Nếu chỉ trong thời ngắn đổ dầu cá lên thùng xốp mà xảy ra ăn mòn thì cần phải có những xét nghiệm cụ thể để xem thành phần chính xác trong loại dầu cá này là gì, mức độ ảnh hưởng ra sao? 

Nói như vậy không có nghĩa là dầu cá không có những tác dụng phụ.

Theo Tạp chí của Trung tâm Y tế Mayo Clinic, dầu cá có một số tác dụng phụ mà người dùng cần lưu ý như sau:

- Bổ sung dầu cá có thể gây buồn nôn, tiêu chảy, chán ăn, táo bón. Nên sử dụng dầu cá kèm theo trong bữa ăn với liều lượng từ thấp và tăng dần.
 
- Vài trường hợp hiếm hoi dầu cá gây ra rối loạn lưỡng cực và trầm cảm nặng. Cảm giác bồn chồn và khó chịu như kiến bò trên da cũng được tìm thấy ở một số người dùng.
 
- Các tác dụng phụ khác bao gồm mất trí nhớ ngắn hạn, đau đầu, rối loạn soma, tăng nguy cơ ung thư ruột kết, viêm mũi họng, hen suyễn, giảm hoạt động thể chất, tăng sự thèm ăn và tăng huyết áp.
 
- Omega-3 có thể làm tăng lượng đường trong máu. Do đó, cần thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân tiểu đường, những người dùng thuốc, thảo dược có ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.

- Axit béo omega-3 có thể làm tăng mức độ lipoprotein cholesterol là chất làm tăng nhịp tim, tăng nguy cơ chảy máu và giảm huyết áp. 
 
- Dầu cá lưu trữ trong thời gian dài có thể bị thiếu hụt vitamin E và tăng nguy cơ ngộ độc vitamin A hoặc D. Vì vậy cần thận trọng khi dùng với số lượng lớn.
 
- Bệnh nhân bị bệnh hen suyễn, viêm ruột, gan, ung thư ruột kết cũng nên thận trọng khi sử dụng do những tác dụng phụ của dầu cá. 

Lưu ý khi dùng dầu cá:

- Dầu cá chứa omega-3, omega-6  hiện nay được lưu hành dưới dạng TPCN vẫn phải dùng đúng liều lượng theo hướng dẫn thì mới an toàn. 

- Khi dùng các loại dầu cá phải thận trọng, không được uống quá liều vì sẽ gây ngộ độc. 

- Nếu dùng quá liều sẽ dẫn đến thừa vitamin A, có thể gây quái thai ở phụ nữ có thai.

- Còn trẻ sơ sinh thì bị tăng áp lực sọ não dẫn đến lồi thóp, viêm teo dây thần kinh thị giác. Dùng quá liều vitamin D sẽ gây vôi hóa nhau (rau) thai ở phụ nữ có thai; còn trẻ thì bị chán ăn, mệt mỏi, nôn ói, xương hóa sụn sớm.

- Những ai có vấn đề máu huyết, hoặc đang sử dụng thuốc kháng đông (warfarin, heparin) thì cần phải thận trọng khi dùng dầu cá. Dùng quá nhiều dầu cá có thể bị nôn mửa và đi tiêu lỏng.

Một số ý kiến chuyên gia quanh vấn đề Dầu cá omega-3 "ăn mòn" thùng xốp

- Ths.Bs. Lê Thị Hải – Giám Đốc Trung tâm Dinh dưỡng – Viện Dinh dưỡng Quốc Gia: Bản chất Omega-3 là một nhóm các axit béo chưa no, axit béo thuộc nhóm dầu mỡ, cũng giống như dầu ăn đựng trong chai nhựa thì làm sao ăn mòn chai được. Axit béo chưa no thuộc nhóm thực phẩm mà thực phẩm thì không thể ăn mòn được. Nếu ăn mòn thì chắc chắn đó là loại giả và độc hại. …

- Ông Trần Quang Trung, Nguyên Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm: Cần phải kiểm nghiệm cụ thể mới có thể đưa ra kết luận chính thức được về vấn loại thực phẩm chức năng Omega 3 Trung Quốc mà báo chí đang đề cập.

(Nguồn: Soha/Trí Thức Trẻ)

Chia sẻ