Nấu cơm mà cho thêm loại hạt "trường thọ" này sẽ cực kỳ tốt cho bệnh nhân tiểu đường, ở Việt Nam bán rất rẻ

Bảo Nam,
Chia sẻ

Bệnh nhân tiểu đường cũng có thể thêm 2 loại hạt sau vào nồi cơm để giúp tình hình sức khỏe ổn định và tránh làm dao động đường huyết.

Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn cầu mỗi năm. Theo các chuyên gia, nguyên nhân hình thành bệnh chủ yếu là do thói quen sinh hoạt không lành mạnh trong thời gian dài của bệnh nhân. Trong đó, chế độ ăn là yếu tố quan trọng bậc nhất để giữ đường huyết ổn định.

20170810083941-com2.jpeg

Nếu là một người đang bị tiểu đường, tốt nhất không nên ăn quá nhiều cơm trắng.

Người bệnh tiểu đường dù muốn nhưng không dám ăn cơm vì sợ cơm chứa nhiều tinh bột, khi chúng được nạp vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành đường. Nếu là một người đang bị tiểu đường, tốt nhất không nên ăn quá nhiều cơm trắng mà thay vào đó là ăn rau củ nhiều hơn.

Bệnh nhân tiểu đường cũng có thể thêm 2 loại hạt sau vào nồi cơm để giúp tình hình sức khỏe ổn định và tránh làm dao động đường huyết.

Nấu cơm mà cho thêm loại hạt "trường thọ" này sẽ cực kỳ tốt cho bệnh nhân tiểu đường

1. Nấu hạt kê cùng cơm

Hạt kê được coi trọng như thực phẩm "trường thọ". Nhờ có chứa hàm lượng magiê cao nên nếu đều đặn tiêu thụ hạt kê, bệnh tiểu đường sẽ được phòng tránh hiệu quả.

Magiê làm tăng vai trò của insulin trong việc kiểm soát lượng đường trong máu. Các nghiên cứu cho thấy nguy cơ mắc bệnh tiểu đường giảm 30% ở những người có chế độ ăn giàu magiê.

nau-chao-ngoisaovn-6-ngoisaovn-w1264-h780.jpeg

Nếu đều đặn tiêu thụ hạt kê, bệnh tiểu đường sẽ được phòng tránh hiệu quả.

Bên cạnh đó, hạt kê còn là loại hạt có chỉ số đường huyết thấp, cung cấp hàm lượng chất xơ cao hơn so với một số loại hạt ngũ cốc khác nên rất hữu ích trong việc bổ sung đủ dinh dưỡng mà không làm tăng đường huyết.

Hơn nữa, thường xuyên ăn hạt kê còn có thể bảo vệ trái tim của bạn. Những bệnh nhân đang đối phó với chứng xơ vữa động mạch sẽ cải thiện tình trạng của họ nếu họ ăn hạt kê thường xuyên. Ăn nhiều hạt kê cũng có thể cải thiện khả năng lưu giữ chất dinh dưỡng và giảm nguy cơ bị loét dạ dày, ung thư ruột kết.

Cách nấu cơm kê tốt cho người tiểu đường: Kê đã xát vỏ 250g, nấu cùng cơm, ăn bữa chính. Dùng rất tốt cho người đái tháo đường, người suy nhược cơ thể, phụ nữ sau đẻ, người bệnh mạn tính dài ngày, lao phổi, trẻ em suy dinh dưỡng.

2. Thêm đậu đen khi nấu cơm

Đậu đen cũng thuộc danh sách các loại hạt tốt cho sức khỏe. Việc thêm đậu đen vào cơm giúp giảm lượng tinh bột cũng như lượng đường trong gạo trắng. Đặc biệt, đậu đen chứa nhiều khoáng chất bao gồm nhiều vitamin quan trọng như vitamin A, B1, B2, canxi, sắt, lipid, glucid... Phụ nữ càng dùng nhiều càng có tác dụng giảm cân, đẹp da lại bổ thận, bổ máu.

com-dau-den-han-quoc.jpeg

Việc thêm đậu đen vào cơm giúp giảm lượng tinh bột cũng như lượng đường trong gạo trắng.

Cách nấu cơm đậu đen: Để có được món cơm nấu cùng đậu đen ngon, bạn cần cho đậu đen vào nước rửa sạch 1 lượt sau đó ngâm với nước nguội từ 1-2 giờ. Việc ngâm đậu đen có tác dụng làm đậu bở mềm, khi nấu nhanh bở và có thể chín cùng lúc với cơm. Sau khi ngâm bạn vớt đỗ ra, trộn đậu với gạo tẻ và cho vào nồi để nấu. Đong nước nấu cơm như bình thường, tỷ lệ nước giống như khi nấu gạo không. Ngoài gạo trắng, các gia đình cũng có thể nấu đậu đen cùng gạo lứt.

Lưu ý khi người tiểu đường ăn cơm

- Người tiểu đường vẫn có thể ăn cơm, nhưng để an toàn cho sức khỏe nên ghi nhớ thứ tự ăn đó là: Ăn rau trước rồi ăn thức ăn và cơm sau.

- Bệnh nhân tiểu đường cần cắt giảm khoảng 10% tinh bột so với nhu cầu năng lượng bình thường mà cơ thể cần. Lượng cơm tiêu thụ phù hợp nên thực hiện theo lời khuyên của bác sĩ.

Chia sẻ