Nắng nóng trên 40 độ C, đừng quên làm 6 việc để tránh bệnh liên quan đến nhiệt như say nắng, kiệt sức

H Nguyễn,
Chia sẻ

Để không bị say nắng, chuột rút và kiệt sức trong thời tiết nắng nóng hơn 40 độ C, hãy làm ngay những điều này.

Mùa hè, đặc biệt là trong những ngày nhiệt độ quá cao như mấy ngày gần đây, bạn cần hết sức thận trọng để tránh các bệnh liên quan đến nhiệt như say nắng, chuột rút và kiệt sức do nhiệt. Đây là những bệnh rất phổ biến ở tất cả các nhóm tuổi.

Nắng nóng trên 40 độ C, đừng quên làm 6 việc để tránh bệnh liên quan đến nhiệt như say nắng, kiệt sức - Ảnh 1.

Say nắng, kiệt sức do nhiệt là những bệnh rất phổ biến ở tất cả các nhóm tuổi trong mùa hè.

1. Say nắng và kiệt sức do nhiệt

Say nắng (còn gọi là đột quỵ do nhiệt) là một tình trạng đe dọa tính mạng cần được điều trị ngay lập tức. Bất kỳ sự chậm trễ nào cũng có thể dẫn đến tử vong. Say nắng xảy ra khi nhiệt độ cơ thể quá cao do tiếp xúc với nhiệt quá mức. Nói cách khác, say nắng được định nghĩa là tăng thân nhiệt với nhiệt độ cơ thể lớn hơn 40,6 độ C do tiếp xúc với môi trường nắng nóng mà cơ thể không điều hòa kịp.

Bất cứ ai cũng có thể bị say nắng, nhưng, trẻ sơ sinh, người cao tuổi, vận động viên, công nhân làm việc ngoài trời và những người có một số tình trạng sức khỏe như bệnh tim hoặc phổi có nguy cơ cao hơn.

Nắng nóng trên 40 độ C, đừng quên làm 6 việc để tránh bệnh liên quan đến nhiệt như say nắng, kiệt sức - Ảnh 2.

Trẻ sơ sinh, người cao tuổi, vận động viên, công nhân làm việc ngoài trời và những người có một số tình trạng sức khỏe như bệnh tim hoặc phổi có nguy cơ say nắng cao hơn.

Say nắng có thể xảy ra đột ngột mà không có bất kỳ triệu chứng kiệt sức do nhiệt nào. Các triệu chứng có thể bao gồm:

- Đau đầu

- Mệt mỏi

- Buồn nôn và ói mửa

- Yếu ớt

- Đau cơ và đau nhức

- Tăng nhiệt độ cơ thể (40 độ C hoặc cao hơn)

- Da ửng đỏ

- Thở nhanh

- Ra nhiều mồ hôi

- Mất ý thức

- Ngất xỉu

- Trẻ nhỏ có thể bị co giật

Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào trong số này, hãy đi vào bóng râm hoặc vào trong nhà một cách nhanh chóng. Các triệu chứng có dấu hiệu không thuyên giảm thì cần được hỗ trợ y tế ngay lập tức. Trường hợp gặp người bị say nắng nghiêm trọng cần được sơ cứu trong khi chờ xe cấp cứu đến.

Nắng nóng trên 40 độ C, đừng quên làm 6 việc để tránh bệnh liên quan đến nhiệt như say nắng, kiệt sức - Ảnh 3.

Trường hợp gặp người bị say nắng nghiêm trọng cần được sơ cứu trong khi chờ xe cấp cứu đến.

Tình trạng kiệt sức do nhiệt là một bệnh liên quan đến nhiệt có thể xảy ra sau khi bạn tiếp xúc với nhiệt độ cao, và nó thường đi kèm với tình trạng mất nước.

Có hai loại kiệt sức do nhiệt:

- Cạn kiệt nước trong cơ thể: Các dấu hiệu bao gồm khát nước quá mức, suy nhược, nhức đầu và mất ý thức.

- Cạn kiệt muối trong cơ thể: Các dấu hiệu bao gồm buồn nôn và nôn, chuột rút cơ và chóng mặt.

Mặc dù kiệt sức do nhiệt không nghiêm trọng như đột quỵ do nhiệt, nhưng nó gây nguy hiểm cho sức khỏe. Nếu không có sự can thiệp thích hợp, kiệt sức do nhiệt có thể tiến triển đến đột quỵ do nhiệt, có thể làm hỏng não và các cơ quan quan trọng khác, và thậm chí gây tử vong.

Nắng nóng trên 40 độ C, đừng quên làm 6 việc để tránh bệnh liên quan đến nhiệt như say nắng, kiệt sức - Ảnh 4.

Có hai loại kiệt sức do nhiệt là do mất nước hoặc mất muối trong cơ thể.

Các triệu chứng của tình trạng kiệt sức do nhiệt bao gồm:

- Sự nhầm lẫn về ý thức

- Nước tiểu sẫm màu (dấu hiệu mất nước)

- Chóng mặt

- Ngất xỉu

- Mệt mỏi

- Đau đầu

- Đau cơ hoặc bụng

- Buồn nôn, nôn, hoặc tiêu chảy

- Da nhợt nhạt

- Ra mồ hôi

- Tim đập loạn nhịp

Nếu bạn, hoặc bất kỳ ai khác, có triệu chứng kiệt sức do nhiệt, thì điều cần thiết là ngay lập tức thoát khỏi sức nóng và nghỉ ngơi, tốt nhất là ở trong phòng có nhiệt độ mát. Nếu bạn không thể vào trong, hãy thử tìm nơi mát mẻ gần nhất.

Nắng nóng trên 40 độ C, đừng quên làm 6 việc để tránh bệnh liên quan đến nhiệt như say nắng, kiệt sức - Ảnh 5.

Nếu bạn, hoặc bất kỳ ai khác, có triệu chứng kiệt sức do nhiệt, thì điều cần thiết là ngay lập tức thoát khỏi sức nóng và nghỉ ngơi.

6 cách đơn giản để ngăn ngừa đột quỵ hay kiệt sức do nhiệt trong thời tiết nóng

Với nhiệt độ tăng cao trên cả nước trong mấy ngày gần đây, nếu không cẩn thận, chúng ta có thể bị kiệt sức và đột quỵ do nhiệt - hình thức nghiêm trọng nhất của chấn thương nhiệt. Khi bạn tiếp xúc với nhiệt độ cao kết hợp với mất nước làm cho cơ thể không thể kiểm soát được nhiệt độ và rất dễ dẫn đến đột quỵ tim. Vì vậy, điều quan trọng nhất là kiểm soát nhiệt độ cơ thể.

Để nhiệt độ cơ thể không tăng quá cao, gây nguy hiểm tính mạng, hãy làm theo 6 cách sau đây.

- Giữ cho cơ thể luôn đủ nước trong suốt cả ngày: Uống nhiều chất lỏng như nước, nước trái cây, nước dừa vì chúng giúp giữ nước cho cơ thể rất tốt. Cơ thể được bổ sung đủ nước sẽ điều hòa nhiệt độ tốt hơn.

Nắng nóng trên 40 độ C, đừng quên làm 6 việc để tránh bệnh liên quan đến nhiệt như say nắng, kiệt sức - Ảnh 6.

Uống nhiều chất lỏng như nước, nước trái cây, nước dừa vì chúng giúp giữ nước cho cơ thể rất tốt.

- Tránh uống đồ uống có chứa caffein hoặc rượu: Cả 2 loại đồ uống này đều có xu hướng làm mất nước cơ thể và có thể gây kiệt sức do nhiệt.

- Chọn mặc quần áo từ vải phù hợp: Chúng ta nên mặc quần áo cotton màu sáng, nhẹ nhàng, thoáng mát trong thời tiết nóng vì nó thấm hút mồ hôi tốt hơn. Tránh mặc quần áo tối màu nếu bạn đang đi ra ngoài trong ánh mặt trời vì chúng hấp thụ nhiệt và có thể gây hại cho cơ thể bạn.

- Sử dụng kem chống nắng mỗi khi ra ngoài: Đừng quên thoa kem chống nắng trước khi bước ra ngoài nắng vì nếu không bạn sẽ bị cháy nắng, rám và nám da. Sử dụng kem chống nắng cũng bảo vệ da khỏi những tác hại của mặt trời. Tuy nhiên, luôn luôn đảm bảo rằng bạn chọn kem chống nắng phù hợp với yếu tố SPF phù hợp cho làn da của bạn.

Nắng nóng trên 40 độ C, đừng quên làm 6 việc để tránh bệnh liên quan đến nhiệt như say nắng, kiệt sức - Ảnh 7.

Đừng quên thoa kem chống nắng trước khi bước ra ngoài nắng vì nếu không bạn sẽ bị cháy nắng, rám và nám da.

- Ăn thức ăn nhẹ: Nên chọn đồ ăn vặt là trái cây hoặc món salad... Những món ăn nhẹ nhàng này sẽ cung cấp thêm nước cho cơ thể. Ngoài ra bạn cũng cần tránh thức ăn cay và các bữa ăn nặng nề vì nó có thể gây ra axit và dẫn đến chứng khó tiêu.

- Đeo kính râm: Bạn nên chọn loại kính mát bảo vệ khỏi tia UV để đeo trước khi đi ra ngoài vì mắt phải chịu đựng rất nhiều trong mùa nóng này. Viêm kết mạc, khô mắt là những bệnh phổ biến nhất trong mùa hè nhưng nó cũng có thể tránh được nhờ đeo kính râm.

Nguồn: WebMD/Zeenews.india

Chia sẻ