Bảo vệ da trong những ngày nắng nóng: 6 câu hỏi ai cũng phải biết để không muốn bị cháy nắng, ung thư da
Dưới đây là bài viết của Sarah Klein - chuyên gia y tế của trang Health.com về các cách bảo vệ da trong những ngày nắng nóng để tránh cháy nắng, ung thư da.
Một vài tuần trước, tôi và một vài người bạn đi ra ngoài để thư giãn trong Công viên vào lúc 5 giờ chiều một ngày nắng nóng. Biết rằng cũng đã là lúc xế chiều rồi nhưng chúng tôi vẫn tranh luận xem liệu có cần thiết phải bôi lại kem chống nắng lần cuối hay không.
Là chuyên gia y tế mặc định của trang Health.com, tôi hơi bối rối vì không hoàn toàn biết câu trả lời. Tôi đã mang chuyện này và thêm một vài câu hỏi nữa về chuyện bảo vệ da trong những ngày nắng nóng để hỏi một vài chuyên gia. Dưới đây là câu trả lời của họ mà tôi nghĩ bạn cũng nên quan tâm.
1. Tôi có thể vẫn bị cháy nắng sau 5 giờ chiều không?
Theo lời của chuyên gia y tế Mary L. Stevenson, thuộc Khoa Da liễu Ronald O. Perelman tại NYU Langone Health, cứ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời là có khả năng bị cháy nắng. Mức độ bỏng phụ thuộc vào mức độ nhạy cảm của bạn, nhưng chắc chắn vẫn có sự bức xạ tia cực tím xảy ra nếu vẫn còn ánh mặt trời.
Mary L. Stevenson thừa nhận, tia nắng mặt trời thường mạnh nhất từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Tuy nhiên, nếu bạn có thể nhìn thấy mặt trời, bạn có thể bị "đốt cháy" (cháy nắng), đặc biệt nếu bạn có làn da đẹp và nhạy cảm.
"Những giờ nguy hiểm này được xác định bởi mặt trời mọc cao như thế nào. Nhưng chúng có thể khác nhau tùy thuộc vào bạn đang ở đâu trên quả địa cầu", Susan Y. Chon, phó giáo sư tại khoa da liễu thuộc Trung tâm Ung thư MD Anderson thuộc Đại học Texas giải thích.
2. Tôi có thể bị cháy nắng vào một ngày nhiều mây không?
Tôi sẽ thừa nhận điều này bởi vì tôi đã từng bị. Tôi nhạy cảm với ánh mặt trời tới mức mà tôi đã "cháy nắng" vào những ngày nhiều mây và thậm chí một ngày mùa đông trong khi xúc tuyết. Tiến sĩ Chon đã giúp tôi hiểu tại sao điều này xảy ra. Ông nói rằng, tia cực tím vẫn thâm nhập vào lớp mây bao phủ trên bầu trời.
"Ngay cả khi bạn không bị cháy nắng vào một ngày nhiều mây, tia UV vẫn có khả năng gây hại và có thể làm lão hóa làn da của bạn. Vì vậy, bạn cần bôi kem chống nắng vào những ngày nhiều mây, về cơ bản làquanh năm", tiến sĩ Stevenson nói.
3. Tôi có thể bị cháy nắng qua cửa sổ xe hơi hoặc máy bay không?
Nói đến ánh mặt trời, các chuyên gia đề cập đến 2 tia UVA và UVB. "Tia UVB có bước sóng ngắn hơn và có liên quan chặt chẽ hơn với nguy cơ bị cháy nắng và ung thư da. Tin tốt lành là tia UVB hầu như bị chặn bởi các cửa sổ xe hơi (hoặc máy bay)", bác sĩ Chon giải thích.
Bà cũng nói thêm: Tia UVA cũng có thể đóng một vai trò trong nguy cơ ung thư da, nhưng chúng không liên quan đến cháy nắng. Thay vào đó, chúng có nhiều khả năng làm thay đổi màu da và khiến da bị nhăn nheo nhiều hơn. Dưới đây là tin xấu: Một nơi nào đó có ánh nắng chứa khoảng 10-50% tia UVA thì nó vẫn có thể ảnh hưởng tới bạn qua lớp kính. Vì vậy, đừng quên bảo vệ da bạn dù là đang ngồi trong xe ô tô hay máy bay nhé.
4. SPF 100 có thực sự tốt hơn SPF 30 không?
Các chuyên gia thường khuyên bạn nên sử dụng kem chống nắng với SPF 30 trở lên để được bảo vệ da ở mức độ "phổ rộng", có nghĩa là nó bảo vệ bạn khỏi cả tia UVA và UVB.
"Con số SPF càng cao, số lượng tia UV càng nhỏ càng tốt cho da của bạn. Tuy nhiên, con số này có thể không quan trọng như bạn nghĩ. Tôi nghĩ rằng tập trung vào số sau 30 là ít quan trọng hơn tập trung vào việc sử dụng kem chống nắng đúng cách", Dr. Stevenson giải thích.
5. Mắt tôi có bị cháy nắng không?
Cũng giống như làn da, mắt bạn cũng có thể bị ảnh hưởng bởi tia UVA và UVB. "Một chiếc mũ rộng vành là gợi ý tuyệt vời cho việc bảo về da cũng như đôi mắt của bạn. Bạn cũng nên đeo kính mát chống lại tia UVA và UVB để bảo vệ mắt tốt hơn", tiến sĩ Stevenson nói.
6. Môi tôi có bị cháy nắng không?
Đây là một điều khác mà tôi biết câu trả lời. Thật không may, tôi cunnxg đã từng bị cháy nắng ở môi một cách tệ hại tới mức sưng húp lên và trông không còn dễ thương chút nào.
Bác sĩ Chon cũng đồng ý với điều này. Bà nói: "mặt trời có thể tác động vào môi của bạn vì nó ở trên khuôn mặt bạn. Và ung thư da phát triển ở môi dưới cũng là điều khá phổ biến. Vì vậy, hãy dùng kem dưỡng môi chống nắng để bảo vệ đôi môi của mình".
Nguồn: Health