Nàng dâu bị cả nhà chồng dồn ép và pha "đòi lại công bằng" chất lượng của mẹ vợ khiến thông gia "đứng hình"
Cuối buổi nói chuyện, mẹ vợ Huy dõng dạc: "Những điều cần tôi đều đã nói...".
Trước đây vợ chồng Huy đã có 4 năm hạnh phúc bên nhau. Nhưng hôn nhân cứ thế dần rạn nứt vì toàn chuyện nhỏ nhặt. Tần suất họ cãi nhau ngày càng lớn, nhất là khi vợ Huy chửa đứa thứ 2.
Vợ anh lúc bầu tăng cân quá nhiều lại tiểu đường thai kì. Sinh xong thì nuôi con vất vả nên không có điều kiện tút tát lại bản thân.
Vợ xấu đi làm Huy chẳng còn hứng thú chuyện chăn gối. Để đảm bảo hạnh phúc gia đình, Huy chọn cách ra ngoài “bóc bánh trả tiền”. Anh ta đi sớm về khuya, liên tục qua đêm bên ngoài. Trong khi đó việc nhà chỉ mình vợ anh cáng đáng, mẹ chồng lại khắt khe khiến cô stress vô cùng.
Cuối cùng, vào một ngày khi sức chịu đựng của người phụ nữ đã cạn kiệt, vợ Huy đề nghị ly hôn. Cô nói rõ với gia đình chồng và dọn về ngoại ở cho đến ngày ra tòa dứt điểm. Với sĩ diện của một gã đàn ông, Huy sẵn sàng đặt bút kí, vợ là cái gì mà ra điều kiện với mình? Còn bố mẹ anh luôn đánh giá nàng dâu này bạc bẽo, chắc hẳn phải có nhân tình bên ngoài mới đòi bỏ chồng nhanh như vậy.
Một ngày nọ, mẹ Huy nhắn tin cho con dâu, khuyên bảo cô về xin lỗi bố chồng 1 tiếng chứ mẹ chồng không chấp cô. Bà còn nói rằng đàn ông muốn ngoan thì vợ phải khéo, phải biết ý… Cô nghe xong mà càng thêm quyết tâm bỏ chồng.
Không ngờ, mẹ vợ Huy đọc được tin nhắn đó và bà quyết tâm sang thông gia đòi lại công bằng cho con gái.
Trong không khí căng thẳng, mẹ vợ hỏi con rể:
- Cưới 5 năm, anh đã làm được gì cho mẹ con nó?
- Con làm việc chăm chỉ để kiếm tiền về cho mẹ con cô ấy còn thế nào nữa ạ?
- Anh nghĩ 7 triệu anh đưa mỗi tháng là xong trách nhiệm sao? Anh bỏ mặc cả gia đình cho vợ anh, anh chán anh ra ngoài 'vui chơi' rồi có bất cứ công việc gì anh lại bắt vợ anh đứng ra gánh vác. Anh coi ngôi nhà này như phòng trọ, anh vô trách nhiệm với con cái, với chính gia đình mình. Vợ anh ốm, con anh đau toàn là bà ngoại, bà nội chăm. Con anh tự lớn, quần áo đẹp anh tự có, đồ ăn ngon tự xuất hiện cho anh ăn, cái nhà vệ sinh tự sạch, công to việc lớn trong nhà tự được giải quyết hay sao? Anh nhìn đi, nếu không phải mẹ tận mắt nhìn thấy thì con gái mẹ không bao giờ kể ra. Rồi ông bà bên này sẽ nghĩ nó thế nào?
Bà đưa ra tấm ảnh chụp được con rể bước ra từ nhà nghỉ vào sáng sớm với một cô gái lạ. Cả nhà Huy sững sờ, ngơ ngác không tin vào mắt họ.
Số tiền anh mang về không nhiều nhưng trách nhiệm anh "cộp" lên đầu vợ lại quá lớn. Vậy mà từ trước giờ cô luôn nói dối để hình ảnh Huy tốt đẹp trước mặt người khác kể cả bố mẹ chồng.
Cuối buổi nói chuyện, mẹ vợ Huy dõng dạc: “Những điều cần tôi đều đã nói. Vì lúc cưới ông bà sang xin dâu nên giờ tôi cũng xin phép cho con tôi về. Tôi không có phúc phận được làm mẹ vợ của anh con rể quý hóa này nữa. Cảm ơn ông bà”.
Từng có ông chồng sau ly hôn mới tâm sự: "Sau này, khi tôi bước vào nhà vệ sinh cáu két, nhớ lại mỗi góc nhà với đống vỏ bánh kẹo lẫn đồ chơi hỗn độn trên sàn cùng hàng tá hóa đơn các thể loại và tiếng hét váng trời của cô con gái tôi đã nhận ra, phụ nữ quả thật quan trọng".
Hầu hết, đàn ông luôn có xu hướng xem thường vợ và chỉ có anh ta là người gánh vác kinh tế. Đó là lý do vì sao họ chẳng chịu học cách yêu vợ, đến lúc mất rồi mới tiếc nuối.
Trong hôn nhân, điều tối kị nhất là đánh giá người khác chủ quan dưới góc nhìn phiến diện của bản thân mình. Muốn công bằng, hãy thử đổi vai cho nhau, chỉ có đứng trên vị trí của người khác, làm việc người ta đang làm bạn mới hiểu được mọi thứ trên đời này không có gì dễ dàng, nhất là cách sẻ chia và yêu thương. Đừng để mất đi rồi mới nhận ra chân lý, cơ hội không đến nhiều lần trong đời nữa đâu!