Muốn biết Sài Gòn lạnh thế nào : hãy hỏi người vô gia cư
Có thể người vô gia cư sống lang thang, ngủ lề đường ở Sài Gòn không cập nhật dự báo thời tiết, nhưng họ sẽ là người cảm nhận sâu sắc nhất thay sự đổi thời tiết của bốn mùa.
Tuần này, thời tiết tại TPHCM chuyển lạnh rõ nét về đêm và gần sáng. Sương mù vẫn còn lãng vãng đến 9 giờ sáng mỗi ngày. Hơn ai hết, cảm nhận cái lạnh vào thời gian này chính là những người vô gia cư, ngủ lề đường quanh năm suốt tháng.
Trên đường Trần Nhân Tôn, vòng xoay ngã bảy Lý Thái Tổ, chúng tôi bắt gặp những người đạp xích lô, ngủ xuyên đêm ngoài hiên; đồng cảnh ngộ ngủ không nhà như thế là những người phụ nữ vô gia cư trên đường Cống Quỳnh.
Ông Dương thấy mặc cảm khi đạp xích lô mấy mươi năm mà vẫn chưa mua được cái xe máy để chạy xe ôm như bạn bè. Ông xin giấu mặt đi, hoặc chỉ chụp ảnh bạn bè - những người ngủ cạnh ông thôi.
Những người đạp xích lô, ngủ đêm ngoài đường khác tại vòng xoay ngã bảy.
Bà Sang xếp "áo ấm" khi trời mới lờ mờ sáng.
Bà Thu sau đó cũng thức dậy dọn dẹp chỗ ngủ.
Trên đường Trần Nhân Tôn, vòng xoay ngã bảy Lý Thái Tổ, chúng tôi bắt gặp những người đạp xích lô, ngủ xuyên đêm ngoài hiên; đồng cảnh ngộ ngủ không nhà như thế là những người phụ nữ vô gia cư trên đường Cống Quỳnh.
Ông Dương (51 tuổi) hiện đang sống độc thân và đã có thâm niên hơn 30 năm đạp xích lô. Trước ông cũng có nhà, nhưng sau phải bán đi vì đạp xích lô không đủ sống. Ông tính toán: "Giá thuê nhà hiện nay thấp nhất đã là 600.000 đồng mà ngày nào tôi cũng ra đường từ sáng sớm, tối mịt mới về. Đạp xe xích lô thu nhập lại rất thấp, chỉ ăn may vào dịp có những đoàn khách đến Sài Gòn du lịch". Vì lẽ đó, từ nhiều năm nay, tối tối ông lại về ngủ ở vỉa hè, nơi ngã bảy Lý Thái Tổ.
Ông cho biết, ở Sài Gòn không có muỗi, nên cứ vào xe nằm, không cần giăng màn. Nếu trời mưa thì ông che tấm ni lon, lạnh thì mặc thêm áo, đắp thêm chăn. Khi được hỏi phải làm sao khi trời dạo này lạnh hơn bình thường, ông rùng mình: "Thì ráng chịu chứ sao, nằm im thì cũng ấm hơn cựa quậy, bao nhiêu chăn, áo đem ra dùng hết". Rồi chợt nhớ lại, chỉ vào cái áo ấm đang mặc, ông khoe: "Cách đây mấy hôm, có người đến tặng cái áo này, mặc cũng đỡ hơn".
Ông Dương thấy mặc cảm khi đạp xích lô mấy mươi năm mà vẫn chưa mua được cái xe máy để chạy xe ôm như bạn bè. Ông xin giấu mặt đi, hoặc chỉ chụp ảnh bạn bè - những người ngủ cạnh ông thôi.
Những người đạp xích lô, ngủ đêm ngoài đường khác tại vòng xoay ngã bảy.
Trên đường Cống Quỳnh, sáng sớm, tầm 5 giờ hơn, bà Thu và bà Sang lại thức dậy, xếp chăn, rồi bắt đầu lang thang đâu đó để trả lại mặt bằng cho các cửa hàng buôn bán. Đến nữa đêm, hai bà lại quay về đây để ngủ. Dạo này trời lạnh, nên thường khoảng 6 giờ hơn, hai bà mới chui ra khỏi chăn dù đã thức từ sớm.
Bà Đoàn Thị Ngọc Sang (54 tuổi) trước đây là trẻ mồ côi ở cô nhi viện, bà phải đi bán vé số để kiếm sống. Bà Thu (hơn 60 tuổi) cũng không có cháu con, chân bị thương tật, sống vô gia cư. Hai bà về ngủ ở trước cửa hàng quần áo này đã nhiều năm nay. Hỏi về việc nghe dự báo thời tiết, bà Thu cho biết: "Chân bà bị tật, trời chuẩn bị chuyển lạnh là nó lại đau nhức, là tự biết luôn rồi, khỏi nghe đài".
Bà Sang cũng cho biết mình bị viêm mũi lâu năm, hễ trời lạnh, hoặc chuẩn bị mưa, bà lại đau đầu và viêm mũi. Áo rét của hai bà chủ yếu là áo mưa, mặc ấm hơn áo vải.
Bà Sang cũng cho biết mình bị viêm mũi lâu năm, hễ trời lạnh, hoặc chuẩn bị mưa, bà lại đau đầu và viêm mũi. Áo rét của hai bà chủ yếu là áo mưa, mặc ấm hơn áo vải.
Bà Sang xếp "áo ấm" khi trời mới lờ mờ sáng.
Bà Thu sau đó cũng thức dậy dọn dẹp chỗ ngủ.
Điều lạ là khi thời tiết chuyển lạnh, các cụ già hay những người đứng tuổi lại dậy sớm hơn thanh niên. Tại công viên 23/9, vào các buổi sáng, lực lượng dậy sớm để tập thể dục đa phần là các cụ già. Các thanh niên thường vắng bóng vào các buổi sáng lạnh lẽo thế này.
Trời lạnh nhưng những người già vẫn dậy rất sớm.
Những phụ nữ trung niên tập thể dục trong màn sương sớm.
Tập thể dục tay không kết hợp với nhạc nền.