Mùi hóa chất vẫn còn nồng nặc quanh hiện trường vụ nổ lớn ở Sài Gòn

TT,
Chia sẻ

Những hộ dân quanh hiện trường vụ nổ ở quận 12 vẫn chưa thể trở lại cuộc sống bình thường do phải giữ nguyên hiện trường chờ cơ quan chức năng giám định mức độ thiệt hại.

Trong vụ nổ hôm 17/10 tại công ty Đặng Huỳnh, số 66/2 đường Lê Thị Riêng (quận 12), cả chị Nguyễn Thúy Vân (34 tuổi) và con gái là Nguyễn Phạm Thùy Dương (3 tuổi) đều bị thương nặng. Chị Vân bị đa chấn thương gãy chân phải. Bé Dương bị chấn thương sọ não, tụ máu thái dương và tụ khí trong sọ.

Chị Vân kể: "Chiều đó tôi đang để con nằm ngủ trên võng, tôi ngồi cách con chừng 3m. Bỗng nghe tiếng nổ chát tai. Tôi có cảm giác bị văng ra xa, rồi nghe tiếng đổ vỡ tuôn xuống. Tôi ngất đi, khi tỉnh dậy thì cảm giác chân mình bị kẹt dưới mảng tường sập, tôi cố tìm con nhưng không còn sức nữa. May có người hàng xóm chạy sang bới trong đống đổ nát để cứu cả hai mẹ con tôi ra".

Hiện chị Vân và con gái được chính quyền địa phương hỗ trợ mỗi người 9,5 triệu đồng. Cả hai đang tiếp tục điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy.

Thiệt hại về người có thể thống kê tương đối sớm nhưng việc giám định tài sản đến hôm nay 20/10 chỉ mới bắt đầu. Theo hướng dẫn của cơ quan chức năng, người dân phải giữ nguyên hiện trường để chờ công tác giám định. Điều này khiến người dân gặp nhiều khó khăn trong việc ổn định cuộc sống.

Mùi hóa chất vẫn còn nồng nặc quanh hiện trường vụ nổ lớn ở Sài Gòn 1
Công ty Kim Anh bị thiệt hại nặng nề sau vụ nổ.

Mùi hóa chất vẫn còn nồng nặc quanh hiện trường vụ nổ lớn ở Sài Gòn 2
Liền kề với tâm nổ là công ty Kim Anh và ngôi nhà của anh Hoàng Ngọc Tuấn.

Mùi hóa chất vẫn còn nồng nặc quanh hiện trường vụ nổ lớn ở Sài Gòn 3
Nhà (đồng thời là tiệm tạp hóa) của vợ chồng anh Hoàng Ngọc Tuấn bị nghiêng hẳn sang một bên, nội thất bên trong bị vỡ gần hết, mảnh kính vẫn còn đầy trên nền nhà. Tuy nhiên vợ chồng anh không thể thu dọn hay sửa chữa vì chờ cơ quan chức năng đến giám định. Anh Tuấn cho biết: "Tôi cùng vợ và hai con phải về nhà ông bà để ở tạm. Hôm nay sang đây để xem cơ quan chức năng làm thủ tục thế nào. Tuy nhiên công tác giám định vẫn chưa diễn ra được".

Mùi hóa chất vẫn còn nồng nặc quanh hiện trường vụ nổ lớn ở Sài Gòn 4
Ông Nguyễn Văn Nhuận, quản lý nhà sách Lê Thị Riêng cũng cho biết không thể thống kê được thiệt hại vì tạm thời phải giữ nguyên hiện trường. Ông nhớ lại: “Khoảng 17h là học sinh tan học, ghé vào rất đông. Nếu nổ vào giờ đó, hậu quả sẽ rất ghê gớm...”.

Mùi hóa chất vẫn còn nồng nặc quanh hiện trường vụ nổ lớn ở Sài Gòn 5
Toàn bộ nhà sách giờ đây thành đống đổ nát.

Mùi hóa chất vẫn còn nồng nặc quanh hiện trường vụ nổ lớn ở Sài Gòn 6
Những mảnh kính lung lay.

Mùi hóa chất vẫn còn nồng nặc quanh hiện trường vụ nổ lớn ở Sài Gòn 7
Chủ nhà sách và nhân viên bước vào nhà sách mà vô cùng hồi hộp vì trên đầu toàn những vật có nguy cơ rơi rụng.

Mùi hóa chất vẫn còn nồng nặc quanh hiện trường vụ nổ lớn ở Sài Gòn 8
Bà Lê Thi Thê kể: "Tôi đang ở tiệm làm tóc thì nghe tiếng nổ rung chuyển liền chạy về nhà. Về thì được biết ông nhà đã bồng cháu chạy đi. Tôn bay, kính vỡ khắp nơi. Ông ấy cũng bị đứt chân do các mảnh vỡ văng trúng". Chiếc xe làm nước mía của bà Thê cũng vỡ kính nhiều chỗ, máy móc không hoạt động bình thường nhưng vẫn chưa được đem sửa.

Mùi hóa chất vẫn còn nồng nặc quanh hiện trường vụ nổ lớn ở Sài Gòn 9
Hiện trường lộn xộn cản trở công việc buôn bán của nhiều người.

Mùi hóa chất vẫn còn nồng nặc quanh hiện trường vụ nổ lớn ở Sài Gòn 10
Ông  Trần Văn Thiều (sinh năm 1947) bị thương do mảnh kính bay.

Mùi hóa chất vẫn còn nồng nặc quanh hiện trường vụ nổ lớn ở Sài Gòn 11
Tiệm internet có nguy cơ đổ sập cũng phải chờ. Ông Võ Văn Hiệp lo lắng: "Kính vỡ khắp nơi mà chưa dọn được, vợ con tôi phải sống trong cảnh này, không thể nào an tâm được. Đến hôm nay mùi hóa chất vẫn còn khá nồng nặc. Tôi lo hiện tại và lo cho cả sức khỏe về sau nữa".

Mùi hóa chất vẫn còn nồng nặc quanh hiện trường vụ nổ lớn ở Sài Gòn 12
Một quán cà phê được thiết kế cầu kì, khai trương vào ngày 20/7 đến 17/10 đã bị thổi tung mái, nội thất lộn xộn.

Mùi hóa chất vẫn còn nồng nặc quanh hiện trường vụ nổ lớn ở Sài Gòn 13
Một ngôi nhà có 3 phòng bị hủy hoại nghiêm trọng.

Mùi hóa chất vẫn còn nồng nặc quanh hiện trường vụ nổ lớn ở Sài Gòn 14
Chị Hoàng Thị Dung dùng căn nhà này để cho thuê. Khách vừa đặt cọc chưa kịp khai trương quán xá đã bị thổi tung. "Chúng tôi đành phải trả lại năm triệu tiền cọc. Còn nhà thì không biết khi nào mới tu sửa được" - chị Dung chia sẻ. Chị cũng cho biết thêm: "Những mảnh thi thể đã được tìm thấy ở quanh đây, nhà bên kia và nghe đâu có cả trên cây nữa". Hôm nay chị quay lại nhà với hy vọng được làm việc với cơ quan chức năng.

Mùi hóa chất vẫn còn nồng nặc quanh hiện trường vụ nổ lớn ở Sài Gòn 15
Nứt và nghiêng là tình trạng chung của nhiều căn nhà quanh hiện trường.

Mùi hóa chất vẫn còn nồng nặc quanh hiện trường vụ nổ lớn ở Sài Gòn 16
Vài hộ dân đành dọn đồ đi.

Mùi hóa chất vẫn còn nồng nặc quanh hiện trường vụ nổ lớn ở Sài Gòn 17
Quanh công ty Đặng Huỳnh đã được phong tỏa, cấm chụp ảnh và tiếp cận.

Chiều 17/10, một vụ nổ kinh hoàng đã xảy ra tại công ty Đặng Huỳnh nằm trên giao lộ đường TA19 - Lê Thị Riêng, phường Thới An, quận 12 làm 3 người thiệt mạng và 5 người bị thương. 

Danh tính 3 người tử vong trong vụ nổ kinh hoàng trên gồm: Nguyễn Thị Cẩm Tú (SN 1995, quê Đồng Tháp, tử vong tại bệnh viện) và hai người thi thể không còn nguyên vẹn là Nguyễn Thị Ngọc Thạnh (SN 1986), Huỳnh Thị Tâm (SN 1978, cùng quê Đồng Tháp). 4 người khác bị thương nhiều mức độ khác nhau, hiện sức khỏe đã ổn định.

Ngày 20/10, các phần thi thể của 2 nữ công nhân Nguyễn Thị Ngọc Thạnh và Huỳnh Thị Tâm ở công ty Đặng Huỳnh được giao cho gia đình mang về Đồng Tháp an táng.

Các cơ quan chức năng cho biết bước đầu đã tìm ra manh mối, tang vật liên quan đến đến vụ nổ kinh hoàng này. Tại hiện trường, cơ quan chức năng đã phát hiện thu giữ khoảng 500 kg hóa chất dùng để sản xuất phân bón vô cơ và đây chính là những "tiền chất" dùng để chế thuốc nổ như: Kali Clorat (KClO3), Potassium Nitrate (KNO3), Amoni Hydroxyt (NH4OH).... Từ công tác khám nghiệm cho thấy khả năng nguồn nhiệt cháy từ khí gas đã bén vào hóa chất gây nên vụ nổ. 

Chia sẻ