Một gia đình có 4 người vào viện cấp cứu, thủ phạm là loại thực phẩm nhiều người thích

Hà Vũ,
Chia sẻ

Vào ngày 12/7, mẹ đưa Tiểu Na và em gái đến một công viên ở Tô Châu, Giang Tô chơi, đột nhiên cả gia đình bị thu hút bởi một loại nấm tươi bên đường.

Ngày 12 tháng 7 năm 2019, mẹ đưa Tiểu Na và em gái đến một công viên ở Tô Châu, Giang Tô chơi, đột nhiên cả gia đình bị thu hút bởi một loại nấm tươi bên đường. Nghĩ là loại nấm ăn được, người mẹ đã hái một chút nấm, buổi trưa đem về nhà để nấu ăn. Bố mẹ, Tiểu Na và em gái đã ăn rất vui vẻ.

Đến buổi chiều, cả gia đình 4 người đột nhiên xuất hiện sự khó chịu, tất cả đều có triệu chứng bị nôn ói, tiêu chảy, chóng mặt… Sau đó người cha gọi xe và cả gia đình đã đến Bệnh viện số 1 thành phố Tô Châu để kiểm tra. Mặc dù đến bệnh viện kịp thời, nhưng trải qua một đêm điều trị tình trạng bệnh của cả gia đình không ngừng xấu đi.

n1

Cả gia đình bị thu hút bởi một loại nấm tươi bên đường và hái về nấu ăn nên gặp họa.

Bố mẹ của Tiểu Na được đưa đến phòng chăm sóc đặc biệt của người lớn. Còn Tiểu Na và em gái được đưa đến phòng chăm sóc đặc biệt ở Khoa nhi. Vì Tiểu Na là người ăn nhiều nấm nhất, nên tình trạng nguy hiểm hơn cả bố mẹ và em gái.

Khi nhập viện, chỉ số alanine aminotransferase (ALT - một loại enzym ở gan) của Tiểu Na là 1632.5IU/L (ở mức bình thường là 15-40IU/L), aspartate aminotransferase (ASAT) là 2525U/L (bình thường 9-50IU / L), sau 1 ngày điều trị, ALT lên đến 2288.1U/L, ASAT lên đến 3253,7 U / L.

Cô bé xuất hiện tình trạng suy gan và bất thường đông máu xảy ra, lọc máu đang được tiến hành. Nếu hoại tử gan không thể phục hồi, phẫu thuật ghép gan là cần thiết sau này.

Ngộ độc nấm rất nguy hiểm

Giáo sư Trần Tác Hồng (trường Đại học y khoa Hồ Nam) cho biết, theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc, trong 5 năm từ 2013-2017, quốc gia đã báo cáo về vụ ngộ độc và tỷ lệ tử vong do nấm độc cao tới 21,08%. 

n2

Loại nấm độc thường thấy gây tử vong lớn nhất cho con người chính là loại nấm độc tán trắng (Amanita Verna). Do bề ngoài nấm tán trắng rất mập, trắng nên người dân dễ nhầm lẫn với các loại nấm ăn được. Độc tố chính có trong nấm tán trắng là các amanitin (amatoxin) có độc tính cao.

Đặc điểm ngộ độc do nấm độc tán trắng

Độc tính amanitin có trong nấm tán trắng không mất khi đun sôi hoặc sấy khô. Độc tố của nấm tác dụng lên tế bào gan gây hoại tử gan, thải trừ qua nước tiểu, sữa gây ngộ độc cho trẻ còn bú sữa.

Triệu chứng đầu tiên sau ăn nấm xuất hiện muộn (6 - 24 giờ), trung bình khoảng 10 - 12 giờ với biểu hiện buồn nôn, đau bụng, nôn mửa, ỉa chảy toàn nước rất nhiều lần. Tiếp theo xuất hiện suy gan, suy thận (vàng da, tiểu nhiều, tiểu ít, hôn mê) và tử vong.

Xử trí khi bị ngộ độc nấm

- Ngay khi có triệu chứng ngộ độc nấm phải gây nôn, rồi chuyển đi cấp cứu ở trung tâm y tế gần nhất để chữa trị kịp thời: Rửa dạ dày, cho uống than hoạt tính sớm.

- Đưa cả những người cùng ăn nấm dù chưa có biểu hiện triệu chứng đến cơ sở y tế.

- Mang mẫu nấm còn lại hoặc thức ăn chế biến từ nấm còn lại mang tới cơ sở y tế để sơ bộ xác định loài nấm.

n3

Ngay khi có triệu chứng ngộ độc nấm phải gây nôn, rồi chuyển đi cấp cứu ở trung tâm y tế gần nhất để chữa trị kịp thời: Rửa dạ dày, cho uống than hoạt tính sớm.

Dự phòng ngộ độc nấm

- Xác định thời gian từ lúc ăn nấm đến lúc có triệu chứng ngộ độc nấm: Nếu dưới 6 tiếng: điều trị ở xã, huyện; nếu hơn 6 tiếng gửi bệnh nhân lên bệnh viện tỉnh nơi có điều kiện lọc máu.

- Chỉ sử dụng khi biết chắc chắn nấm ăn được

- Tuyệt đối không được ăn nấm lạ, nấm hoang dại kể cả nấm mầu trắng, nấm có đủ các phần của thể quả (mũ, phiến nấm, cuống, vòng cuống và bao gốc) đặc biệt là những loại nấm có đầy đủ vòng cuống, bao gốc thường là nấm độc.

- Không ăn thử nấm, dứt khoát loại bỏ nấm khi còn nghi ngờ

- Không hái nấm non chưa xòe mũ vì chưa bộc lộ hết đặc điểm cấu tạo khó nhận dạng nấm độc.

- Nấm tươi ăn được mới hái nên nấu ăn ngay, nếu để ôi, dập nát có thể hình thành độc tố mới gây ngộ độc.

- Không ăn nấm đã bị thối rữa, ôi thiu.

(Nguồn: Sohu)

Chia sẻ