Mới 40 tuổi đã phải ăn đồ mềm như em bé do hệ luỵ của 1 thói quen tưởng chừng không làm mất răng

HN,
Chia sẻ

Thói quen hút thuốc lá, không đi thăm khám răng định kỳ chính là nguyên nhân làm mất răng, khó khăn trong ăn-nhai, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Có những thói quen trong cuộc sống hàng ngày tưởng chừng không có liên quan đến nhau nhưng hóa ra lại có thể gây ra những tác động không nhỏ. Một trong số đó phải kể đến thói quen hút thuốc và sức khỏe răng miệng.

Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh một người hút thuốc lá. Thuốc lá mang đến nhiều tác hại và trong số đó chính là nguyên nhân âm thầm phá hoại sức khỏe răng miệng của người hút.

Khói thuốc lá chứa 7.000 hóa chất, trong đó các độc chất có trong thuốc lá như nicotin, monoxyd de carbon và Acid cyanhydrid là nguyên nhân gây hại cho tổ chức nha chu. Hút thuốc nhiều dẫn tới rối loạn vi khuẩn khoang miệng, giảm tuần hoàn máu trong xương ổ răng, phá hủy hệ miễn dịch làm giảm nồng độ kháng thể trong máu và nước bọt. Hút thuốc lá nhiều cũng dễ gây hình thành mảng bám và cao răng.

Khi cao răng bám trên bề mặt răng sẽ gây mất thẩm mỹ, hôi miệng và cản trở việc vệ sinh răng miệng.

Bên cạnh đó, trên bề mặt cao răng luôn có vi khuẩn. Vi khuẩn sẽ lên men đường trong thức ăn tạo axit có thể làm hỏng men răng và gây sâu răng. Vi khuẩn trong cao răng sẽ gây kích thích và tồn tại đến nướu răng, gây ra các tác hại từ nhẹ đến nặng.

Ở mức độ nhẹ là viêm nướu, nướu sưng, đỏ, chảy máu... Nướu răng có thể phục hồi trở lại nếu như vôi răng được loại bỏ và duy trì vệ sinh răng miệng đúng cách.

Nguy hiểm hơn, nếu viêm nướu không được điều trị, cao răng sẽ hình thành nhiều hơn và tồn tại dai dẳng có thể dẫn đến viêm nha chu.

Viêm nha chu lâu ngày do không được khám và điều trị không chỉ ảnh hưởng đến xương mà còn khiến cho các mô nha chu (có tác dụng nâng đỡ, giữ ổn định răng trên cung hàm) bị suy yếu. Một khi mô nha chu không thể giữ được răng, nó dẫn đến răng lung lay.

Mới 40 tuổi mà phải ăn đồ mềm như em bé do hệ lụy của 1 thói quen thói quen tưởng chừng không liên quan răng miệng - Ảnh 2.

Tình trạng trên kéo dài làm răng lung lay trên diện rộng, rụng răng và mất răng ăn, nhai. Khi thiếu răng ăn, nhai làm chức năng ăn nhai kém, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Một ảnh hưởng nữa là khi xương răng bị tiêu nhiều, đặc biệt răng mất lâu ngày không được phục hồi sớm sẽ rất khó khăn trong việc trồng lại răng đã mất. Việc này sẽ tốn kém về chi phí để phục hồi lại răng mất, lấy lại cảm giác ăn nhai thời trẻ.

Mới 40 tuổi đã phải ăn đồ mềm như em bé do hệ luỵ của hút thuốc lá và không khám răng định kỳ

BS Hải Anh, Phó trưởng khoa Răng Hàm Mặt - Bệnh viện 198 Bộ Công An, chia sẻ: Đã có rất nhiều bệnh nhân mất răng đến với bác sĩ nguyên nhân do viêm nha chu.

Mới 40 tuổi mà phải ăn đồ mềm như em bé do hệ lụy của 1 thói quen thói quen tưởng chừng không liên quan răng miệng - Ảnh 3.

BS Hải Anh, Phó trưởng khoa Răng Hàm Mặt - Bệnh viện 198 Bộ Công An

Điển hình là trường hợp một nam bệnh nhân 40 tuổi quê Đông Anh - Hà Nội - đến với bác sĩ trong tình trạng mất nhiều răng hàm, khó ăn - nhai, hầu như không thể nhai do thiếu răng hàm, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Theo lời kể của bệnh nhân, 40 tuổi nhưng anh ăn uống toàn phải ăn đồ mềm. Anh còn nói vui là mình ăn uống không khác gì em bé.

Sau khi bác sĩ thăm khám, khai thác tiền sử, nam bệnh nhân đã gặp phải tình trạng mất nhiều răng do viêm quanh răng với nguyên nhân hút thuốc lá lâu năm và không có thói quen khám răng định kỳ.

Do viêm nha chu nặng, anh phải nhổ bỏ một số răng. Hiện tại bệnh nhân đã bị mất 6 răng hàm trên bên phải 3 răng, bên trái 3 răng.

Bác sĩ đã tiến hành lấy sạch cao răng hai hàm vệ sinh răng miệng sạch sẽ và chỉ định cấy 6 trụ Implant thay thế cho 6 răng đã mất để chuẩn bị phục hình lại đảm bảo chức năng ăn nhai cho bệnh nhân.

Do viêm nha chu nặng, bệnh nhân 40 tuổi phải nhổ bỏ một số răng. Ảnh BSCC

Từ câu chuyện trên, BS Hải Anh mong muốn mọi người cùng lưu ý những điều sau đây:

1. Nếu viêm nha chu không được điều trị, răng của bạn có thể bị lung lay dẫn đến phải nhổ bỏ các răng đó. Các biến chứng của viêm nha chu có thể dẫn đến:

- Răng lung lay, cản trở việc ăn uống.

- Tụt nướu và lộ chân răng.

- Áp xe răng.

- Tăng nguy cơ mắc một số bệnh do vi khuẩn gây nên...

2. Thăm khám định kì 6 tháng/lần để vệ sinh lấy cao răng, chụp phim đánh giá tình trạng tổng quát của hàm răng.

3. Khi nhận ra dấu hiệu bất thường của răng, cơn đau nhức, khó chịu ăn nhai cần đến nha khoa uy tín để thăm khám sớm.

Các bạn nhớ nhé nếu không chăm sóc răng miệng đúng và thăm khám định kì cũng sẽ có thể rơi vào trường hợp như bệnh nhân trên.

Mới 40 tuổi mà phải ăn đồ mềm như em bé do hệ lụy của 1 thói quen thói quen tưởng chừng không liên quan răng miệng - Ảnh 5.

Chia sẻ