Mỡ lợn giàu dinh dưỡng, càng đáng được tôn vinh hơn nhờ khả năng chữa khỏi những bệnh sau!
Lượng vitamin D trong mỡ heo có tác dụng giúp cải thiện chức năng tim mạch, duy trì sức khỏe của phổi và hô hấp, tăng cường chức năng cơ bắp và giúp cơ thể phòng chống nhiễm trùng...
Mỡ lợn không chỉ được xếp vào hàng top 10 thực phẩm giàu dinh dưỡng nhất…
Theo công bố mới đây, các nhà khoa học tiến hành phân tích giá trị dinh dưỡng của hơn 1.000 loại thức ăn nguyên chất. Điều đặc biệt nhất là họ phát hiện ra mỡ lợn có giá trị dinh dưỡng tuyệt vời giống như hạt chia, cá hồi và củ dền.
Nghiên cứu trích dẫn có tiêu đề "Khám phá cảm quan dinh dưỡng của thực phẩm" liên quan đến việc nghiên cứu 10 loại thực phẩm giàu dinh dưỡng nhất.
Các nhà khoa học phát hiện ra mỡ lợn có giá trị dinh dưỡng tuyệt vời giống như hạt chia, cá hồi và củ dền.
Cũng theo nghiên cứu, mỡ lợn rất dồi dào nguồn vitamin B và khoáng chất. Nó thậm chí còn lành mạnh hơn cả thịt bò và thịt cừu. Asia One từng trích dẫn lời một chuyên gia dinh dưỡng tại Singapore, được đăng tải trên Chinese Daily rằng: "Mỡ lợn đem lại nhiều lợi ích sức khỏe cho bạn nếu đảm bảo sạch, nguyên chất, chưa qua chế biến".
… mà còn được dùng để làm thuốc chữa bệnh
Các nhà khoa học cho rằng mỡ heo mặc dù có axit béo bão hòa nhưng giàu vitamin B và các khoáng chất tốt cho sức khỏe, nó giàu vitamin D, nó thúc đẩy sự hấp thụ canxi của cơ thể. Lượng vitamin D trong mỡ heo có tác dụng giúp cải thiện chức năng tim mạch, duy trì sức khỏe của phổi và hô hấp, tăng cường chức năng cơ bắp và giúp cơ thể phòng chống nhiễm trùng.
Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), mỡ lợn không chỉ là thực phẩm để xào nấu các món ăn hàng ngày mà còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Chuyên gia khẳng định: "Mỡ lợn nếu được chế biến đúng cách, đảm bảo mỡ sạch, nguyên chất sẽ cung cấp nguồn chất béo phong phú với lượng calo cao cho cơ thể".
Để làm thuốc chữa bệnh từ mỡ lợn, Đông y đưa ra một số bài thuốc như sau:
- Khó đại tiểu tiện: Lấy lượng mỡ to bằng quả trứng gà, cắt nhỏ, đun cùng với 50ml rượu, sau đó tiếp tục đun sôi vài lần, chia uống 2 lần cho đến khi giảm triệu chứng bệnh.
- Ho gió ho khan: Mỡ lợn 120g, rán chín, cắt nhỏ, ăn cùng với dấm đỗ tương.
- Ho nhiều khàn tiếng: Thịt mỡ lợn 60g, nấu thành mỡ nước, thêm 60g mật ong đun sôi, bảo quản trong lọ sứ, mỗi ngày pha 1 thìa với nước nóng ấm để uống.
- Da tay chân nứt nẻ: Mỡ pha với rượu nóng bôi vào chỗ nứt nẻ.
Mặc dù mỡ lợn rất tốt nhưng chỉ sử dụng với liều lượng đủ khi chế biến món ăn.
- Táo bón: Mỡ lợn, hạt đông quỳ số lượng vừa đủ dùng, tán nhỏ, làm thành viên hoàn, mỗi viên 9g, mỗi ngày uống 2-3 lần, 1 viên/lần.
- Hiếu động thái quá, chậm nói (một triệu chứng tự kỷ): 500g mỡ lợn lọc trước, mật ong 500g, đun cô đặc, bảo quản lạnh và sử dụng mỗi lần 1 thìa.
Lưu ý:
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), để mỡ lợn thực sự tốt cho sức khỏe cũng như phát huy vai trò là thuốc chữa bệnh, mọi người cần nắm rõ những lưu ý sau:
- Mặc dù mỡ lợn rất tốt nhưng chỉ sử dụng với liều lượng đủ khi chế biến món ăn. Tuyệt đối không lạm dụng vì có thể khiến thừa cân, béo phì ngoài mong đợi vì mỡ lợn có hàm lượng calo khá cao.
- Nên nấu nướng phối kết hợp với dầu ăn theo tỷ lệ 1:1 vì nếu sử dụng hoàn toàn bằng mỡ lợn cũng không hề tốt, bởi mỡ lợn chứa lượng axit béo bão hòa khá cao, dễ gây ra bệnh tim mạch.