Mang thai giả "làm khó" bác sĩ

Theo VNE,
Chia sẻ

Thoạt nhìn, người phụ nữ đang chuyển dạ và chạy tới nhà hộ sinh lúc nửa đêm kia trông giống hệt như những người còn lại. Chị có cái bụng to và mang theo một túi đồ lớn.

Nhưng cô y tá chật vật mãi mà vẫn không nghe thấy tim thai khi đặt ống nghe lên bụng Pittsburgh brunette - người phụ nữ trung lưu ở giữa tuổi 30. Sau đó, bác sĩ tiến hành siêu âm. Kết quả là chẳng có đứa bé nào trong bụng cả.

"Hầu hết mọi người thuyết phục họ rằng họ đang mang thai 38 tuần, và họ dần tin vào suy nghĩ mình đang chuyển dạ - thở nặng nhọc, suốt thai kỳ, với đầy đủ các triệu chứng", tiến sĩ Kimberly Gecsi, một bác sĩ sản khoa tại Bệnh viện đại học ở Cleveland, người trong thập kỷ qua đã bắt gặp "4 đến 5" ca mang thai giả rất hiếm gặp này, cho biết.

Khi được hỏi có từng thăm khám khi mang bầu, người phụ nữ nọ thừa nhận không, bác sĩ Gesci cho biết. Chồng cô nhìn vợ với ánh mắt hoài nghi. Cả gia đình họ đã chuẩn bị cho sự chào đời của một đứa trẻ mới.

Mang thai giả
Mang thai giả là tình trạng người phụ nữ không có thai, nhưng tin rằng mình có bầu. Ảnh minh họa: goodtoknow.co.uk

Báo chí gần đây đưa tin một tình huống ngược lại, thường gặp hơn: Người phụ nữ đi sinh con mới biết mình mang bầu. Mới đây nhất là một trường hợp người phụ nữ 44 tuổi ở Michigan - đến bệnh viện vì nghĩ mình bị thoát vị, và rồi sinh hạ một em bé nặng hơn 4kg.

Tuy vậy, các bác sĩ cũng ghi nhận những trường hợp hiếm gặp phụ nữ tin rằng mình đang mang thai giai đoạn cuối, mà thực ra không hề có thai, được biết đến với tên gọi pseudocyesis. Tình huống điển hình thường là những phụ nữ này có đủ triệu chứng mang thai, như gia tăng lượng hoóc môn thai nghén, ngực to...

"Những điều duy nhất không xuất hiện là nhịp tim của thai nhi, một bức tranh thật về em bé, và ca sinh nở", tiến sĩ Paul Paulman, giáo sư y tế gia đình tại Trường Y, Đại học Nebraska, cho biết. "Còn lại mọi thứ khác đều xuất hiện".

Nhưng một thực tế là, theo Paulman, chỉ riêng niềm tin của người phụ nữ cũng đủ khiến cơ thể phản ứng như đang có mang, khiến cho tuyến yên ở vùng đáy não - tuyến kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt và sự tiết sữa - thay đổi hoạt động.

"Não nhận định cơ thể đang mang bầu", ông nói. "Điều tốt lành là những thay đổi thể chất này - trừ phi bạn bị mổ đẻ - sẽ không gây ảnh hưởng gì hết", Paulman nhấn mạnh.

Đôi khi, chính các bác sĩ cũng bị lừa. Hai năm trước, một ca mổ đẻ cấp cứu đã được tiến hành trên một phụ nữ mang thai giả, sau khi các bác sĩ cho thuốc giục đẻ hai ngày trời mà không thành công tại một bệnh viện ở Bắc Carolina. Hai bác sĩ sau đó đã bị kỷ luật.

Tiến sĩ Orit Avni-Barron, chuyên gia về tâm thần và là giám đốc Trung tâm The Fish về sức khỏe phụ nữ tại Brigham và Bệnh viện phụ sản cho biết, đến nay chưa có những số liệu đáng tin cậy cho thấy mức độ thường gặp của tình trạng mang thai giả. Còn theo Avni-Barron, tác giả của một báo cáo về mang thai giả vào năm 2010, tình trạng này thường xảy ra ở phụ nữ tuổi từ 20 đến 39, và thuộc về mọi chủng tộc, hay nhóm thu nhập. Các nghiên cứu đều chỉ được thực hiện trên những ca điển hình, không phải là thử nghiệm ngẫu nhiên.

"Hầu như không thể lần theo dấu vết các ca này. Họ không muốn nói nhiều thông tin xung quanh hay trả lời câu hỏi khi họ phát hiện mình không mang thai", Paulman nói. Những phụ nữ đó thường bối rối sau khi phát hiện ra sự thật. Thường là họ chấp nhận thực tế và quay trở về nhà để "sống bình thường".

Mang thai giả: Một rối loạn từ thời cổ đại

Mang thai giả không phải là hiện tượng gần đây mới có, hoặc thậm chí chỉ có ở trên người. Tình trạng này - được gọi là "rối loạn somatoform" trong cuốn Chẩn đoán và Thống kê rối loạn tâm thần, một bản chỉ dẫn tham khảo do Hiệp hội Bệnh tâm thần Mỹ công bố - đã quan sát thấy trên các loài động vật có vú khác như chó. Thậm chí các ghi chép từ thời Trung cổ cũng nói đến hiện tượng này.

Nhiều sử gia tranh luận rằng Nữ hoàng Anh Mary Tudor cũng từng mắc "mang thai giả" và từng nhiều lần yêu cầu đốt các cọc để thoát khỏi nỗi ám ảnh về việc không thể sinh được người kế vị. Ngày nay, một số chương trình biểu diễn cũng có các nhân vật mắc các chứng giống với hiện tượng mang thai giả.

Mang thai giả phổ biến nhất ở các quốc gia đang phát triển, nơi gia đình quy mô lớn được đánh giá cao và vị thế người phụ nữ bị gắn chặt với việc làm mẹ, Avni-Barron nói.

"Nó gần như là một rối loạn xã hội. Thật thú vị", bà nói. Ngày nay, tình trạng này dường như hiếm hơn ở các quốc gia phát triển, khi quy mô gia đình nhỏ lại và vai trò của phụ nữ không chỉ còn gắn với việc nuôi con.

Các yếu tố gây nên tình trạng mang thai giả bao gồm ham muốn có con mãnh liệt, yếu đuối, xu hướng phán đoán nhầm và dễ dàng đưa ra kết luận, theo Avni-Barron. Nếu cộng thêm sự trầm cảm, nó có thể tác động đến các chất dẫn truyền thần kinh để "gây ra một thay đổi thực sự" trong cơ thể người phụ nữ.

Các bác sĩ khi gặp phải những phụ nữ mang thai giả kiểu này nên giải thích sự thật một cách rõ ràng - Paulman khuyến cáo, bởi ông từng gặp trường hợp một phụ nữ từng cắt tử cung nhưng vẫn tin rằng mình có bầu. Ông đã phải cho cô này xem siêu âm.

Đôi khi ngay cả việc cho xem ảnh một tử cung trống rỗng cũng không đủ để làm lung lay niềm tin của người phụ nữ - hay máy móc trong cơ thể cô ấy. Một phụ nữ ở thành phố New York đã bảo với bác sĩ rằng em bé không nhìn thấy trên siêu âm vì bị khuất sau xương sườn! Sự bảo thủ của người phụ nữ trẻ rất có thể sẽ hủy hoại đời cô ấy.



4 bệnh thường gặp trong thời gian mang thai
Mang thai giả

Chia sẻ